Pages

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

Vì sao sau 5 năm mới quyết liệt truy quét mũ bảo hiểm rởm?

TP - Cuối năm 2007, quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) có hiệu lực trong cả nước, nhưng mãi gần đây khi vấn đề mũ chất lượng kém, nhái gây hậu quả khôn lường với người tham gia giao thông, dường như cơ quan chức năng mới bừng tỉnh. Vì sao lại chậm trễ? Trong cuộc họp tuyên truyền cao điểm ve MBH, chiều 14-3, khi được báo chí đặt vấn đề chậm trễ giải quyết tận gốc là khâu sản xuất và kinh doanh, Cục phó Quản lý Thị trường (Bộ Công thương) Trần Hùng lý giải: Không có chuyện 5 năm trước lực lượng quản lý thị trường không làm gì.
Chúng tôi đã từng bắt những vụ công ty nhập khẩu 10.000 chiếc dán tem mác, giả thương hiệu, chuyện xử lý mũ vi phạm làm thường xuyên. Cũng theo ông Hùng, cần phải có nhiều lực lượng khác cùng vào cuộc.

Đổi mũ rởm lấy mũ thật giá rẻ




                

Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh việc tuyên truyền lần này. “Tôi khẳng định không phạt hành vi sử dụng MBH giả, nhái, kém chất lượng. Bởi vì chưa có điều kiện, nhưng chắc chắn sẽ phạt mạnh hành vi không đội mũ bảo hiểm chính hãng. Như thế nào là không đội MBH? Khi anh đội mũ mềm, mũ cối, mũ lưỡi trai, mũ nhựa, mũ người ta đã ghi rõ không dành cho người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy”.
Ủy ban ATGT Quốc gia cũng cho biết sẽ phối hợp với các nhà sản xuất MBH triển khai các điểm đổi MBH không đạt chuẩn lấy MBH đạt chuẩn, trợ giá từ 30 đến 70 nghìn đồng/chiếc. Hiện, Cty Á Long là doanh nghiệp đầu tiên thực hiện chương trình đổi mũ.


Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Phạt người đi xe máy đội mũ bảo hiểm "thời trang"

Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC67) Công an TPHCM cho biết từ ngày 1/7/2014, lực lượng CSGT sẽ xử lý đối với những trường hợp người tham gia giao thông bằng môtô, xe máy, xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách hoặc đội mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy. Hoạt động này nhằm thực hiện theo kế hoạch của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia về việc triển khai đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.



Theo quy định, người điều khiển, người ngồi trên các phương tiện như: xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm “dành cho người đi mô tô, xe máy” có cài quai đúng quy cách. Cụ thể, kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khoá mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm. Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.

Đặc biệt, mũ bảo hiểm phải có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo. Phải được gắn dấu hợp quy CR, trên mũ bảo hiểm có ghi nhãn hàng hoá, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất, cỡ mũ; tháng, năm sản xuất…
Trước đó, nhằm chấn chỉnh sự bát nháo tại thị trường mũ bảo hiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Đinh La Thăng - Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã ký văn bản chỉ đạo các lực lượng kiểm tra, xử lý vấn nạn mũ bảo hiểm dỏm.
Văn bản ghi rõ huy động tổng lực các cơ quan ban ngành: Bộ Khoa học - công nghệ, Bộ Công thương, Bộ GTVT, Bộ Công an, UBND các tỉnh, thành phố, cơ quan truyền thông...vào cuộc với việc phân chia nhiệm vụ cụ thể. Nhìn vào nội dung văn bản chỉ đạo này có thể tin rằng tới đây mũ bảo hiểm dỏm sẽ không còn đất sống khi cả gốc lẫn ngọn từ sản xuất, kinh doanh đến người sử dụng đều bị kiểm tra, xử lý vi phạm.

                

Trước đây, Thông tư 06 quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng MBH cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy (có hiệu lực từ ngày 15/5/2013) đã xác định rất rõ chức năng, trách nhiệm của từng bộ. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thực hiện quy định về kết cấu, nhãn mác, tem đối với MBH, Bộ Công an thực hiện việc xử phạt…
Tuy nhiên, hơn 1 năm qua, những câu chuyện xoay quanh chiếc mũ bảo hiểm vẫn hết sức nan giải dù một lực lượng hùng hậu được huy động vào cuộc và Luật đã có đủ.


Nguồn: Dân trí

Mũ bảo hiểm thời trang, có thể gấp lại dày chỉ 5cm


Một công ty khởi nghiệp ở Tây Ban Nha đã phát mình ra một chiếc mũ bảo hiểm có thể gấp lại được, giúp bỏ gọn vào balô và dễ dàng mang theo bên mình. Họ đặt tên nó là Closca, nó giải quyết vấn đề căn bản nhất của mũ bảo hiểm: sự cồng kềnh, nặng nề và vướng víu. Sản phẩm cũng đoạt giải thưởng về thiết kế Reddot 2015.

Closca Fuga có được cấu tạo từ ba tầng đồng tâm, bên trong là các lớp mút xốp, bên ngoài có một lớp mỏng sợi thuỷ tinh gia cố. Các rãnh gập đóng vai trò thoáng khí, chỉ cần ấn chóp mũ xuống là bạn có thể gập gọn được. Chiều cao thông thường là 12,7 cm nhưng khi được gấp lại thì kích thước giảm xuống chỉ còn 5 cm.
Thêm vào đó, nhờ thiết kế thông minh nói trên, trọng lượng nón cũng giảm đáng kể còn 50% Closca cũng mang trong mình những đặc tính cơ bản như an toàn và hoạt động tốt, ngoài ra nó cũng mang lại cho người dùng một phong cách thời trang. Bạn có thể đổi các miếng lót phía trong thành màu sắc hoặc chất liệu khác.

               
Bên cạnh đó, công nghệ NFC cũng được tích hợp vào mũ, mục đích sử dụng tính năng này đang được phát triển thêm. Mũ bảo hiểm của Closca cũng đạt được tiêu chuẩn an toàn ở Mỹ, Châu Âu và ở Châu Á nên khi mua người dùng có thể thực sự yên tâm về chất lượng.
Do sản phẩm được thiết kế dành riêng cho xe đạp, khuyến cáo các bạn nên cân nhắc khi đội Closca lái xe máy vì lí do an toàn.


Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Đội mũ bảo hiểm chính hãng khi đi xe đạp điện

Với quy định mới, việc đi xe đạp điện cũng phải đảm bảo an toàn giống như đi xe máy. Đây là lý do mà mũ bảo hiểm cũng phải đạt chuẩn giúp cho các bạn học sinh đi xe an toàn và các bậc cha mẹ cũng yên tâm hơn với con của mình.
Trong tình cảnh Bộ Giao Thông Vận Tải tăng cường kiểm tra và xử phạt các trường hợp đi xe đạp điện, trẻ em ngồi sau xe không đội mũ bảo hiểm từ ngày 10/4, nhiều bạn trẻ tỏ ra ngao ngán khi phải quay lại với những chiếc mũ bảo hiểm. Cách mà các bạn teen lựa chọn là sử dụng các loại mũ bảo hiểm rẻ tiền có giá khoảng 25 – 30.000 đồng bán trên vỉa hè.
Chất lượng quy chuẩn của những chiếc mũ bảo hiểm này đều được quy định rõ ràng theo quy chuẩn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN.Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 34/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: “Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng 30 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (bao gồm cả xe đạp điện)”.

Trước đây, Bộ Giao Thông Vận Tải đã từng có ý định triển khai quy định phạt người điều khiển phương tiện đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng. Nhưng sau đó, vì nhiều lý do khác nhau nên đã quyết định hủy hỏ. Quan trọng hơn cả quy định do Bộ đề ra là ý thức của chính người dân bảo vệ chính mình khi tham gia giao thông. Khi tai nạn giao thông xảy ra, đầu là bộ phận dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ nhất.
Khi được hỏi, đa số người dân dùng mũ bảo hiểm rởm vì nó nhẹ nhàng, không nặng đầu, nhất là vào mùa hè này. Các loại mũ bảo hiểm chính hãng trên thị trường đề rất nặng, bí da đầu vào mùa nóng. Nắm bắt được điều này, nên HKbike dành tặng khách hàng khi mua xe đạp điện của hãng một chiếc mũ bảo hiểm được thiết kế thời trang với màu xanh trắng đặc trưng của hãng. 
Mũ bảo hiểm HKBike đầy cá tính 



Mũ bảo hiểm của HKbike có ưu điểm nhỏ gọn, đảm bảo chuẩn chất lượng an toàn do Bộ Giao Thông Vận Tải đề ra. Đây là một trong những thiết kế mũ rất được lòng các bạn trẻ tuổi teen. Đặc biệt hơn là nó đồng bộ với chiếc xe đạp điện mà các bạn đang sử dụng.
Mũ bảo hiểm của hãng đã được bảo hiểm 1,5 tỷ đồng. Do vậy, người dùng khi mua và sử dụng mũ bảo hiểm của hãng HKbike có thể hoàn toàn an tâm về chất lượng.


Đội mũ bảo hiểm chính hãng khi đi xe đạp điện

Với quy định mới, việc đi xe đạp điện cũng phải đảm bảo an toàn giống như đi xe máy. Đây là lý do mà mũ bảo hiểm cũng phải đạt chuẩn giúp cho các bạn học sinh đi xe an toàn và các bậc cha mẹ cũng yên tâm hơn với con của mình.
Trong tình cảnh Bộ Giao Thông Vận Tải tăng cường kiểm tra và xử phạt các trường hợp đi xe đạp điện, trẻ em ngồi sau xe không đội mũ bảo hiểm từ ngày 10/4, nhiều bạn trẻ tỏ ra ngao ngán khi phải quay lại với những chiếc mũ bảo hiểm. Cách mà các bạn teen lựa chọn là sử dụng các loại mũ bảo hiểm rẻ tiền có giá khoảng 25 – 30.000 đồng bán trên vỉa hè.
Chất lượng quy chuẩn của những chiếc mũ bảo hiểm này đều được quy định rõ ràng theo quy chuẩn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN.Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 34/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: “Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng 30 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (bao gồm cả xe đạp điện)”.

Trước đây, Bộ Giao Thông Vận Tải đã từng có ý định triển khai quy định phạt người điều khiển phương tiện đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng. Nhưng sau đó, vì nhiều lý do khác nhau nên đã quyết định hủy hỏ. Quan trọng hơn cả quy định do Bộ đề ra là ý thức của chính người dân bảo vệ chính mình khi tham gia giao thông. Khi tai nạn giao thông xảy ra, đầu là bộ phận dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ nhất.
Khi được hỏi, đa số người dân dùng mũ bảo hiểm rởm vì nó nhẹ nhàng, không nặng đầu, nhất là vào mùa hè này. Các loại mũ bảo hiểm tiêu chuẩn trên thị trường đề rất nặng, bí da đầu vào mùa nóng. Nắm bắt được điều này, nên HKbike dành tặng khách hàng khi mua xe đạp điện của hãng một chiếc mũ bảo hiểm được thiết kế thời trang với màu xanh trắng đặc trưng của hãng. 
Mũ bảo hiểm HKBike đầy cá tính 




Mũ bảo hiểm của HKbike có ưu điểm nhỏ gọn, đảm bảo chuẩn chất lượng an toàn do Bộ Giao Thông Vận Tải đề ra. Đây là một trong những thiết kế mũ rất được lòng các bạn trẻ tuổi teen. Đặc biệt hơn là nó đồng bộ vớichiếc xe đạp điện mà các bạn đang sử dụng.
Mũ bảo hiểm của hãng đã được bảo hiểm 1,5 tỷ đồng. Do vậy, người dùng khi mua và sử dụng mũ bảo hiểm của hãng HKbike có thể hoàn toàn an tâm về chất lượng.


Hôm nay, xử phạt đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách

Chiều qua 30.6, thượng tá Nguyễn Hoàng Diệp, Phó phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67), Công an TP.HCM cho biết bắt đầu từ ngày 1.7, lực lượng CSGT của PC67 và quận huyện mở đợt cao điểm ra quân xử lý những trường hợp người tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm (MBH), đội MBH không đúng quy cách hoặc đội mũ không phải MBH “dành cho người đi mô tô, xe máy”.


Chiều qua 30.6, thượng tá Nguyễn Hoàng Diệp, Phó phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67), Công an TP.HCM cho biết bắt đầu từ ngày 1.7, lực lượng CSGT của PC67 và quận huyện mở đợt cao điểm ra quân xử lý những trường hợp người tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm (MBH), đội MBH không đúng quy cách hoặc đội mũ không phải MBH “dành cho người đi mô tô, xe máy”.
Một cán bộ của PC67 giải thích, MBH “dành cho người đi mô tô, xe máy” là loại mũ có cấu tạo đủ 3 bộ phận, gồm: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo. MBH này phải được gắn dấu hợp quy CR (đã được chứng nhận hợp quy); trên mũ có ghi nhãn hiệu hàng hóa theo quy định của pháp luật, trong đó nhãn mũ phải có tên sản phẩm là “MBH dành cho người đi mô tô, xe máy”, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất (hoặc tên và địa chỉ cơ sở nhập khẩu, xuất xứ - trong trường hợp là mũ nhập khẩu); cỡ mũ; tháng, năm sản xuất.



Tuy nhiên chiều 30.6, PV Thanh Niên ghi nhận, trên một số tuyến đường Nguyễn Trãi, Hồng Bàng, Nguyễn Tri Phương... ở TP.HCM vẫn còn bày bán tràn lan MBH kém chất lượng không đúng với quy định nói trên. Điển hình, đoạn đường Hồng Bàng (Q.5) với chiều dài chưa đầy 500 m, có trên 5 điểm “di động” bằng xe gắn máy, xe đẩy đã vô tư bày bán MBH tự chế, không nhãn mác đúng theo quy định. Theo quan sát của PV, cấu tạo của những MBH này khá đơn giản chỉ với một lớp nhựa mỏng, quai đeo bằng sợi dây dù nhỏ, không có tên địa chỉ của cơ sở sản xuất, không gắn dấu hợp quy CR… Giá của MBH này khá “mềm” từ 70.000 - 150.000 đồng/cái - tùy theo loại.


Mũ bảo hiểm Disney DCE01022 an toàn cho bé khi tham gia giao thông

Vỏ mũ được làm từ nhựa ABS cao cấp, bên trong là lớp xốp dày chắc chắn sẽ bảo vệ tối đa cho bé, đồng thời không gây cảm giác khó chịu và bí bức. Sản phẩm dùng để đi xe đạp, xe máy và chơi các môn thể thao cho bé.
Khóa mũ chắc chắn được thiết kế thông minh, cho bạn dễ dàng điều chỉnh kích thước dây cho vừa vặn với đầu bé mà không phải mất thời gian để tháo gỡ dây.
Mũ có tăng đơ điều chỉnh độ rộng hẹp của mũ sao cho phù hợp với đầu của bé.
Dành cho bé từ 3 tuổi trở lên
Sản phẩm NK & sx tại TQ. Hàng chính hãng.

Tại sao phải đội mũ bảo hiểm

Mũ bảo hiểm đã được chứng minh giúp giảm khả năng chấn thương nặng do tai nạn giao thông tới 69% và giảm khả năng tử vong tới 42%.
So với những người đi xe máy có đội mũ bảo hiểm, những người không đội mũ bảo hiểm có nguy cơ chấn thương sọ não cao gấp 4 lần và nguy cơ này tăng lên hơn 10 lần trong trường hợp xảy ra tai nạn.

Một số phụ huynh cho rằng không nên mang mũ bảo hiểm in logo cho trẻ em, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy đội mũ bảo hiểm làm tăng nguy cơ chấn thương cổ ở trẻ em, hoặc dùng mũ bảo hiểm có thể làm yếu cơ bắp ở cổ hay ảnh hưởng đến sự phát triển của cột sống của bé.
Hầu hết người lớn đội mũ bảo hiểm, tại sao lại không đội mũ bảo hiểm cho con bạn?

Ảnh hưởng của không đội mũ bảo hiểm khi tai nạn

  • Tăng nguy cơ chấn thương sọ não
  • Tăng mức độ nghiêm trọng của chấn thương sọ não
  • Tăng thời gian nằm viện
  • Tăng khả năng tử vong do chấn thương sọ não

Ảnh hưởng của đội mũ bảo hiểm khi tai nạn

  • Giảm nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của chấn thương sọ não tới 69%
  • Giảm nguy cơ tử vong lên tới 42%
  • Giảm chi phí điều trị liên quan đến tai nạn.
Xem thêm:Vài điều cần biết về mũ bảo hiểm chuẩn
   

Thông tin chi tiết sản phẩm

  • Tên sản phẩm: Mũ bảo hiểm Disney 6004A/B/D
  • Mã sản phẩm: 6947045604074
  • Thương hiệu: Disney
  • Xuất xứ: Trung Quốc
  • Độ tuổi sử dụng: Bé từ 3 tuổi trở lê
  •  

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Vài điều nên biết về chọn mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn

Bạn trẻ Việt Nam gọi nón bảo hiểm xe máy là nồi cơm điện, còn Biker nước ngoài họ ví von là “brain bucket”. Dù gì đi nữa thì đây chính là công cụ hỗ trợ vỏ não của bạn khỏi bị sứt mẻ khi va chạm với vật thể cứng hơn. Sự thật thì trông nón bảo hiểm có vẻ đơn giản, điều này chỉ đúng đối với những loại rẻ tiền kém chất lượng mà thôi. Bên trong những chiếc nón cao cấp là cả một công nghệ đặc biệt.



Nhờ có nón bảo hiểm mà biết bao lần thần chết phải tha thứ cho con người. Tuy nhiên, một chiếc nón bảo hiểm không đơn giản là nón che đầu thông thường, bên trong nó có những thứ được tạo ra để giành giật lại sự sống cho Biker… Lớp vỏ bảo vệ

Đây đơn giản là lớp vỏ cứng bao bọc bên ngoài, tác dụng tương tự như chiếc mai rùa, chịu lực va đập từ bên ngoài giúp các thành phần bên trong được an toàn. Nguyên thủy chiếc nón bảo hiểm xe máy chính là mũ bảo vệ đầu của các binh sĩ tham gia chiến tranh, nó có thể chống được… đạn. Từ vật liệu sắt thép ban đầu, để phù hợp với mục đích bảo vệ Biker trên đường, các nhà thiết kế đã đưa vào sử dụng vật liệu tiên tiến hơn như sợi thủy tinh và polycarbonate. Ngoài ra còn có một số chuyên gia khuyên sử dụng vật liệu sợi carbon gia cố Aramid để tăng sức bền.
           
Những lớp vật liệu xếp chồng lên nhau sẽ có tác dụng bảo vệ tăng gấp nhiều lần so với một lớp duy nhất bởi sức bền vật liệu thay đổi theo mức độ dày mỏng và sự đồng nhất. Bên cạnh đó, lớp vỏ còn là nơi chứa đựng những ý tưởng thiết kế, hình dáng hoa văn… tùy theo sở thích cá tính mỗi người. Nhiều năm trở lại đây, vật liệu Composite thường được sử dụng thay vì vật liệu cao cấp bởi lý do rẻ tiền, bắt mắt, dễ tạo dáng… đây chính là nguyên nhân các vụ tai nạn thảm khốc vẫn xảy ra cho dù nạn nhân có đội nón. Các nhà sản xuất có lương tâm thường sử dụng vật liệu nhựa đúc Polycarbonate thay vì Composite kém an toàn. Điều tạo nên chất lượng không đâu khác chính là mật độ các lớp lót của vỏ bảo vệ. Theo nguyên tắc thì lớp vỏ bên ngoài này hoàn toàn có khả năng chịu được các va đập thông thường mà không bị biến dạng, chẳng ai đi mua nón bảo hiểm rồi đập mạnh để kiểm tra có tốt hay không vì cho dù thế nào, sự trầy xước lớp bên ngoài gây ra cái nhìn không mấy thiện cảm. Ai cũng thích đồ mới, vì vậy, nên dùng nón bảo hiểm đạt chuẩn chất lượng vì chúng có quy cách tương đương các nón đã qua kiểm định độ cứng.

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

Người dân Thủ đô chủ động đi mua mũ bảo hiểm "xịn"


Trong mấy ngày nay, người dân trên địa bàn thủ đô Hà Nội đã đi mua nón bảo hiểm chính hãng in logo có tem tiêu chuẩn CR. Tuy nhiên, người dân cũng cần cảnh giác vì không ít doanh nghiệp gắn dấu CR rởm cho sản phẩm chất lượng kém của mình.
Ngày 10/3, dạo qua các cửa hàng tại phố Huế, Chùa Bộc, đường Láng không còn trưng bày những loại mũ thời trang, rẻ tiền. Thay vào đó là những chiếc mũ đạt tiêu chuẩn chất lượng như Osaka, Honda…
Anh Trần Quốc Trung, chủ một chủ cửa hàng ở đường Phố Huế cho biết: “Chúng tôi không dám nhập các loại mũ kém chất lượng, do có quy định mới nên không ai dám mua những loại mũ này”.

Trên các tuyến đường Giải phóng, Nguyễn Hữu Thọ, đường Láng, chuyên bày bán trên vỉa hè các loại mũ bảo hiểm rẻ tiền thì nay đã vắng khách hơn. Người dân không còn ham của rẻ và đã phần nào ý thức được sự an toàn của mình khi tham gia giao thông.
Chị Vũ Thanh Cầm, ở Hàng Bài, Hà Nội cho biết: “Tôi đang dùng mũ bình thường thôi, khoảng 40.000 đồng/chiếc. Tuy nhiên, có thông tư về đội mũ bảo hiểm có chất lượng nên tôi cũng phải chấp hành. Tôi đã mua một chiếc mũ với giá 350.000 đồng. Tuy nhiên, đội những mũ chính hãng này rất nặng, khó chịu, nhất là vào mùa hè”.
Theo quy định thông tư 06, nếu đội mũ bảo hiểm kém chất lượng thì người tham gia giao thông sẽ bị phạt từ 150.000 – 200.000 đồng. Nếu cộng 30.000-50.000 tiền mũ với 200.000 tiền phạt thì hoàn toàn có thể mua được một chiếc mũ bảo hiểm chất lượng tốt.
Một sinh viên cho biết: “Mua mũ chính hãng sẽ đảm bảo hơn cho chúng em lưu thông trên đường. Với giá mũ chính hãng, khoảng hơn 100.000 đồng/chiếc là em thấy hợp lý”
Tuy nhiên, người dân cũng cần cảnh giác vì không ít doanh nghiệp gắn dấu CR rởm cho sản phẩm chất lượng kém của mình. Bản thân người bán sẽ phải cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm đó.


Theo Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, những mũ hợp quy đều được gắn dấu hợp quy (CR) và phê chuẩn của cơ quan thử nghiệm. Tem hợp quy là mẫu tem có gắn dấu CR. Ngoài ra, trên bề mặt sản phẩm còn có các thông tin về loại mũ đó. Mua những chiếc mũ như vậy là hoàn toàn đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, người dân cũng có thể sờ vào sản phẩm nếu thấy xốp trong mũ quá mỏng, quá yếu thì không nên mua. Hiện Bộ Công thương đã công bố danh sách hàng loạt công ty có mũ bảo hiểm hợp quy. Người dân có thể tham khảo trên website của Bộ này../

Nguồn: vov.vn

Khách hàng đánh giá cao việc tặng mũ bảo hiểm của HKbike


Bắt đầu từ ngày 6/10 cho đến hết ngày 31/10, khách hàng tới mua xe tại showroom của HKbike trên khắp toàn quốc sẽ nhận được món quà là một chiếc mũ bảo hiểm chính hãng, kèm theo bảo hiểm lên tới 1,5 tỷ đồng cho người sử dụng.

Chương trình khuyến mãi này của HKbike đã nhanh chóng tạo ra một cơn sốt đối với khách hàng. Chị Ngọc Trâm (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: “Tôi đang có ý định mua một chiếc xe HKbike và thật may mắn là lại trùng với chương trình khuyến mãi đặc biệt này. Mặc dù mua xe vì sản phẩm tốt, đi được quãng đường xa nhưng chiếc mũ bảo hiểm này cũng đáp ứng đúng nhu cầu của tôi về sự bền đẹp, nhất là theo quy định bắt buộc đội mũ khi điều khiển xe đạp điện”.



Được biết, chiếc mũ bảo hiểm tặng kèm cho khách mua xe của HKbike là loại mũ chính hãng, đạt tiêu chuẩn chất lượng, được tổng công ty bảo hiểm quân đội bảo hiểm 1,5 tỷ đồng cho người sử dụng. Chiếc mũ có lớp vỏ bên ngoài làm từ nhựa ABS có khả năng chịu lực va đập cực mạnh cùng với lớp sơn bóng đẹp. Lớp xốp bên trong làm từ nhựa EPS cao cấp, có tính đàn hồi và hấp thụ lực tác động, đi kèm là lớp vải lót bằng polyester mềm và êm không gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Dây móc khóa bằng nylon được đóng khuy trực tiếp vào mũ và may bên trên 2 dây quai tăng sức chịu lực và cả tính thẩm mỹ. HKbike là hãng duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống 69 showroom bán hàng và bảo hành chính hãng chuyên nghiệp, đồng bộ trên khắp cả nước. Với những nỗ lực trong đầu tư và phát triển sản phẩm cùng mức giá thấp nhất sẽ làm nên một Cuộc cách mạng xanh trên đường phố.

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

Đội mũ bảo hiểm không chuẩn sẽ bị phạt như không đội mũ bảo hiểm


Từ ngày 15-6, quy định này sẽ được áp dụng với những người tham gia giao thông. Người sản xuất hàng không chuẩn cũng sẽ bị xử nghiêm.
Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia vừa yêu cầu Ban ATGT các tỉnh, thành phố siết chặt việc quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm.
Theo đó, từ ngày 15-6, người tham gia giao thông sử dụng các loại mũ không phải mũ bảo hiểm quảng cáo sẽ bị phạt như hành vi không đội mũ bảo hiểm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy, xe đạp điện cũng bị xử lý.

Đây là chiến dịch của Ủy ban ATGT quốc gia và được triển khai vào tháng cao điểm nắng nóng của mùa hè, thời điểm mà người tham gia giao thông thường chọn những loại mũ thời trang nhưng không có chức năng bảo hiểm, bảo vệ đầu để đội khi đi xe gắn máy. 
Trong đợt cao điểm này, lực lượng chức năng sẽ xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm, cấm các loại mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy nhập lậu trên thị trường; kiểm soát, xử lý nghiêm người tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm; đội mũ không phải mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.

         

Ngoài ra, Ủy ban ATGT quốc gia yêu cầu các cơ quan, lực lượng phối hợp chặt chẽ, triển khai đồng loạt việc tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm trên toàn quốc.


Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Tổng hợp quy định xử phạt khi lưu thông không đội nón bảo hiểm


Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe gắn máy đôi khi quên hoặc sơ ý không đội mũ bảo hiểm. Để hỗ trợ thêm thông tin về mức phạt và tăng tính tự giác đội mũ bảo hiểm khi lưu thông. Chúng tôi đã tổng hợp và gửi đến bạn đọc các quy định xử phạt như sau: Người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền
Theo quy định tại điểm i khoản 3 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 người ngồi trên xe máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Chở người không đội nón bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền?

Chở người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật. Quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng



Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm bị phạt thế nào?

Người điều khiển xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm quà tặng cho người đi mô tô, xe máy” sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Ngồi sau xe đạp điện có phải đội mũ bảo hiểm?
Quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
Không đội mũ bảo hiểm và không có giấy tờ xe máy phạt bao nhiêu?


Recent

Comments

 
 
Blogger Templates