Pages

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Chọn màu mũ bảo hiểm hợp phong thủy để mang lại may mắn

Bạn đã biết cách lựa chọn mũ bảo hiểm chính hãng phù hợp nhất với mình? Mỗi mũ màu sắc mũ bảo hiểm sẽ phù hợp với mỗi mệnh khác nhau. Chọn mũ bảo hiểm phù hợp với mệnh của mình chắc chắn sẽ đem lại may mắn cho bạn.

Mệnh Mộc

Nếu là người có mệnh Mộc thì bạn nên mua các loại mũ bảo hiểm có màu: xanh lá cây, nâu, đỏ, hồng…Tốt nhất là bạn nên chọn màu tương sinh của mệnh Mộc như các màu: xanh nước biển, đen, tím để mang lại may mắn cho bản thân. Do mạng Mộc tương khắc mạng Kim nên bạn cần tránh các màu: bạc, trắng và vàng ánh kim.

Mệnh Hỏa

Do bản mệnh của bạn là lửa nên tốt nhất là bạn hãy sử dụng các màu như: đỏ, hồng để phù hợp với vận mạng. Bên cạnh đó, do Mộc sinh Hỏa nên màu xanh lá sẽ giúp bạn kiềm chế sự nóng nảy khi di chuyển và tạo ra cân bằng, thư giãn trong cảm xúc cho bạn. Người mệnh Hỏa nên nhớ tránh sử dụng xe có màu: xanh nước biển, xanh đen, xanh da trời…vì Hỏa khắc Thủy.

Mệnh Thổ


Còn người mệnh Thổ nên chọn mũ bảo hiểm màu đỏ vì Hỏa sinh Thổ (Hỏa ứng với màu đỏ). Màu đỏ tượng trưng cho quyền lực và sự tự tin nhưng dùng quá nhiều màu đỏ có thể khiến người dùng trở nên nóng nảy và mất kiên nhẫn. Vì vậy, cần phải có ít nhất một màu khác kết hợp cùng màu đỏ để dung hòa. Ví dụ, sự kết hợp giữa màu đỏ và trắng vừa đáp ứng được quy luật phong thủy vừa tạo cảm giác thư giãn cho mắt nhìn.

Mệnh Kim


Những người mệnh Kim nên chọn mũ bảo hiểm có màu: vàng, trắng hoặc xám vì nâu vì ứng với cung mệnh của mình. Ngoài ra vì theo thuyết Ngũ Hành thì Thổ sinh Kim nên bạn cũng có thể chọn một chiếc xe có màu nâu để tăng thêm may mắn và thuận lợi. Tuyệt đối không sử dụng màu đỏ, vàng đậm…vì đây là những màu đặc trưng của mệnh Hỏa.


Mệnh Thủy

Còn các bạn có mệnh Thủy, thông thường bạn nên chọn màu ứng với bản mệnh là: xanh nước biển hoặc xanh tím than để tạo sự may mắn và tâm trạng tích cực khi di chuyển. Ngoài ra cũng có thể chọn các màu như: màu trắng hoặc vàng nhạt là màu tương sinh của bạn. Mệnh Thủy nên tránh màu tương khắc là: nâu và đỏ, hồng.


Trên đây là một số kinh nghiệm mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng với những thông tin chúng tôi chia sẽ trong bài viết này, các bạn sẽ có những chiếc mũ ưng ý cho mình!



Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Vì sao nên chọn mũ bảo hiểm GRS?


Mũbảo hiểm GRS đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam, cùng với các thương hiệu khác như nón bảo hiểm andes, nón bảo hiểm asia, nón sơn. GRS đã tạo nên sự nổi bật với những dòng mũ bảo hiểm đẹp, thời trang và chất lượng đạt chuẩn. Với mọi phân khúc từ những dòng nón cá tính, phong cách như A360, A27, 966K đến những dòng nón giá cả hợp lý phù hợp với mọi người tiêu dùng như A33, 102K...


Mũ bảo hiểm GRS
 có thể nói là một trong những công ty phát triển mạnh mẽ chuỗi cửa hàng bán nón bảo hiểm tại Hà Nội, với phương châm coi trong chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ bán hàng và chất lượng dịch vụ sau bán hàng, công ty Hoàng Quân với thương hiệu mũ bảo hiểm GRS đã xác định ngay từ đầu cần tạo nên một phong cách bán hàng chuyên nghiệp, giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và yên tâm khi sử dụng sản phẩm GRS helmet.
Với chất liệu sơn mũ được sản xuất và nhập khẩu trực tiếp từ Đài Loan, tạo nên độ sáng bóng cho mũ, rất khó bị trầy xước. Ngoài tem chính hãng của nhà sản xuất, mọi sản phẩm mũ bảo hiểm trên thị trường đều được kiểm tra chất lượng kỹ càng và dán tem kiểm định CR, đó được coi là cam kết tuyệt đối của GRS helmet đối với khách hàng.


Với khả năng giảm chấn thương do tại nan giao thông lên tới 69% và giảm khả năng tử vong do tai nạn lên đến 45%, mũ bảo hiểm GRS đẹp, đạt chuẩn đã trở thành một người bạn đáng tin tưởng của rất nhiều phượt thủ, người tham gia giao thông.
Hãy nhanh tay sắm cho mình chiếc mũ bảo hiểm GRS để tham gia giao thông an toàn hơn.


Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Lưu ý khi dùng mũ bảo hiểm và đeo khẩu trang

Mũ bảo hiểm chính hãng đã trở thành món đồ quen thuộc đối với mỗi người. Nhưng làm sao để đội mũ bảo hiểm đúng cách chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Trường hợp không nên đội mũ bảo hiểm

Khi tóc còn ướt, ẩm

Việc đội mũ bảo hiểm thường xuyên hàng ngày dễ làm tăng tiết bã nhờn, tăng tình trạng đổ mồ hôi và đây chính là điều kiện cho gàu và nấm da đầu phát triển. Nhất là khi tóc còn ướt, tình trạng này sẽ còn tồi tệ hơn. Nếu bạn có bệnh viêm nang lông, vẩy nến hay á sừng thì việc đội nón bảo hiểm sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây ngứa da đầu thường xuyên, rất bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày

Mũ bảo hiểm bị bám bẩn

Mũ bảo hiểm có phần xốp rất dễ bám bụi và bẩn cộng thêm việc lâu ngày không vệ sinh mũ bảo hiểm khiến cho các vi khuẩn có nguy cơ gia tăng cao hơn, gây ra các bệnh về da đầu. Vì vậy, nên giặt mu bao hiem thường xuyên 1 tháng 1 lần và sử dụng lớp lót bên trong mũ để tóc không tiếp xúc trực tiếp với lớp xốp của mũ giữ đầu tóc khô thoáng.

Sử dụng khẩu trang như thế nào?

Đeo khẩu trang là cách giúp ngăn ngừa khá tốt sự phóng thích vi trùng còn hoạt tính lây lan. Tuy nhiên những loại khẩu trang thông thường chỉ có tác dụng che nắng, chắn được những loại bụi lớn, còn những bụi nhỏ, virus hay hóa chất vẫn có thể đi vào đường thở.
Hơn nữa, khẩu trang bình thường có nhiều lỗ lưới trống, khoảng hở giữa khuôn mặt và khẩu trang do đó virus có thể ra vào tự do như không đeo khẩu trang



Cách sử dụng khẩu trang tốt nhất đó là bạn nên dùng khẩu trang chất lượng đã được kiểm nghiệm và nên giặt mỗi ngày. Vì thế, bạn nên chuẩn bị cho mình nhiều khẩu trang một chút để thay thường xuyên. Và không nên đeo nhầm các mặt của khẩu trang

Trên đây là những lưu ý khi sử dụng mũ bảo hiểm. Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn.

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

7 tiêu chí chọn mũ bảo hiểm Protec

Trên thị trường có rất nhiều loại mũ bảo hiểm Andes khác nhau. Nếu khách hàng không có kinh nghiệm thì rất khó có thể lựa chọn được mũ chính hãng. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu cho bạn đọc 7 tiêu chí để lựa chọn mũ bảo hiểm Andes chính hãng.

1. Mũ bảo hiểm càng kín càng tốt


Trên thị trường hiện nay có 3 loại mũ bảo hiểm Andes: che nửa đầu, che cả đầu, tai và mũ che cả hàm. Để đảm bảo an toàn tốt nhất bạn nên chọn loại mũ bảo hiểm Andes che chắn cả đầu, tai và hàm. Mũ phải vừa khít với đầu, không được lỏng cũng không được chặt quá.
Mũ bảo hiểm Andes

2. Mũ bảo hiểm Andes nhẹ


Cỡ mũ phải từ 520, 540, 560, 580 và 600 mg. Trọng lượng mũ càng nhẹ càng tốt, không nên chọn loại mũ nặng quá 1 kg sẽ không phù hợp với thể trạng người Việt Nam.

3. Vỏ mũ bảo hiểm Andes


Vỏ mũ cần có bề mặt nhẵn, không có vết nứt hoặc gờ cạnh sắc. Mũ phải cứng, chịu được sự va đập và đâm xuyên.

4. Quai đeo


Nên chọn mũ bảo hiểm andes có quai đeo. Độ giãn không được quá 25 mm để giữ quai đeo không bị trật khỏi cằm.
Quai mũ bảo hiêm Andes

5. Lớp đệm bảo vệ


Nên chọn loại mút xốp. Khi va đập, lớp đệm bảo vệ sẽ giảm chấn động. Mút xốp càng mềm càng chịu được sự va đập cao. Người tiêu dùng có thể kiểm tra bằng cách để ngược mũ bảo hiểm và đẩy nhẹ miếng mút xốp bên trong. Nếu ấn mạnh ngón tay, miếng mút xốp sẽ xẹp.

6. Kính chắn gió


Kính bằng nhựa dẻo, chịu được va đập. Mặt kính phải sáng, trong suốt, nhìn hình ảnh bên ngoài trung thực.
Kinh mũ bảo hiểm Andes
Xem thêm: Tem thật, mũ bảo hiểm giả

7. Tầm nhìn


Góc nhìn phải và góc nhìn trái của mũ bảo hiểm andes phải trên 1050, góc nhìn trên từ 700 trở lên, góc nhìn dưới trên 450.
Hi vọng qua bài viết này, khách hàng đã có những kiến thức cơ bản để nhận biết chiếc mũ bảo hiểm Andes chính hãng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.


Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Tem thật, mũ bảo hiểm giả

Trên thị trường đang bày bán tràn lan mũ bảo hiểm được dán tem CR (tem hợp quy chuẩn) thật giống y như mũ bảo hiểm quảng cáo nhưng chất lượng không đảm bảo. Người tiêu dùng đặt câu hỏi, phải chăng quy trình cấp tem CR còn lỏng lẻo?

Tem CR ở đâu ra?

Trả lời câu hỏi vì sao tem CR thật được dán trên mũ bảo hiểm dỏm, ông Nguyễn Minh Thương, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng, Sở Khoa học – Công nghệ thành phố Cần Thơ, cho biết, hiện nhiều doanh nghiệp đăng ký lô hàng kiểm định hơn số lượng thực tế để nhận nhiều tem CR từ cơ quan chức năng. Họ dùng số tem dư này để hợp pháp hóa các lô hàng kém chất lượng.



Tiến sĩ Vũ Văn Diện, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng, cho biết, Tổng cục chưa nhận được báo cáo của Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng khu vực 3 (Quatest 3) mà chỉ biết thông tin qua báo chí. Ngay sau đó, Tổng cục chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra, xử lý. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có dán dấu hợp quy nhưng không đạt chất lượng thì xử lý đến nơi đến chốn. Thậm chí, có thể phải đánh giá lại cả quy trình sản xuất và dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp đó.

Quản lý tem CR còn lỏng lẻo?

Theo quy định của Bộ Khoa học – Công nghệ, sản xuất mũ bảo hiểm trong nước trong nước phải được công bố hợp quy cho từng kiểu mũ trên cơ sở chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định. Ông Trần Văn Vinh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng, cho biết, Bộ Khoa học – Công nghệ chỉ định 5 tổ chức chứng nhận hợp quy mũ bảo hiểm (Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1, 2, 3, Trung tâm Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn – Quacert, Văn phòng Chứng nhận chất lượng – BQC).


Sau khi đánh giá chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm được cấp giấy chứng nhận hợp quy có giá trị ba năm, trong đó nêu rõ loại mũ, kích cỡ, vòng đầu, có kính chắn gió hay không chắn gió, nhãn hiệu… Cũng theo quy định này, sau khi được chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp được in và sử dụng dấu hợp quy CR để dán lên mũ trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Doanh nghiệp định kỳ 6 tháng báo cáo với tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định về số lượng mũ bảo hiểm đã dán dấu hợp quy CR và đưa ra lưu thông trên thị trường. Để kiểm soát chất lượng mũ bảo hiểm, tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá 6 tháng một lần hoặc đột xuất khi cần thiết.

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Làm sao để nhận biết một chiếc mũ bảo hiểm tốt

Mũ bảo hiểm trên thị trường hiện nay được bày bán khá nhiều, tuy nhiên không phải loại nào cũng tốt và đủ khả năng bảo vệ cho bạn. Nhiều loại mũ bảo hiểm giống nhau về kiểu dáng nhưng chất lượng khác nhau, lại có những loại đa dạng về kiểu dáng nhưng không hẳn độ an toàn của chúng là như nhau. Điều quan trọng nhất của một chiếc mũ bảo hiểm là có thể bảo vệ tối đa những tổn thương vùng đầu khi không may xảy ra tai nạn nên vấn đề kiểu dáng và màu sắc chỉ lả yếu tố phụ.


Tại Việt Nam, một chiếc mũ bảo hiểm quảng cáo phải trải qua quy trình kiểm tra, thử nghiệm chặt chẽ và sau đó sẽ được dán nhãn tem chứng nhận đảm bảo quy trình này.
Mũ bảo hiểm không chỉ dành riêng cho người lớn mà trẻ em nhỏ tuổi cũng bắt buộc phải sử dụng khi ngồi trên xe gắn máy tham gia giao thông. Tạo thói quen tốt cho các em chính là bảo vệ các em khỏi những chấn thương tai nạn không đáng có. Khả năng phản xạ của các em còn chưa hoàn chỉnh nên việc trang bị một chiếc mũ bảo hiểm chất lượng là điều cần thiết mà các bậc phụ huynh cần phải làm.
Vậy, làm sao để nhận biết được một chiếc mũ bảo hiểm tốt chỉ thông qua việc quan sát bằng mắt? Chỉ cần vài thao tác thử nghiệm mà chưa cần hỏi giá là bạn có thể nhận định được một chiếc mũ giả với mũ thật rất dễ dàng, hoặc chiếc mũ nào có khả năng bảo vệ tốt hơn. Để biết được chất lượng của mũ bạn có thể kiểm tra lớp đệm lót EPS bên trong. Đây là lớp xốp cứng màu trắng, phía dưới lớp vỏ nhựa ngoài. Nếu là một chiếc mũ tốt thì lớp EPS phải cứng chắc, khi ấn mạnh ngón tay vào không bị lõm xuống.


Vì mũ nhái hàng và mũ thật được làm giống nhau đến 99% nên ngoài việc xem xét kết cấu bên trong mũ thì bạn có thể quan sát xem chiếc mũ đó có được gắn tem CR không, nếu không thì đó là một chiếc mũ kém chất lượng, mũ giả.
Một cách khác để kiểm tra mũ bảo hiểm chính hãng nữa đó là thử tách lớp xốp rời khỏi vỏ mũ. Mũ bảo hiểm kém chất lượng thì dễ dàng dùng tay tác phần xốp lót phía trong khỏi mũ, còn với mũ bảo hiểm chất lượng thì không thể vì lớp xốp dày này được gắn chặt với vỏ nhựa của mũ rồi.


Và cuối cùng là xem thông tin nhà sản xuất trên mũ. Môt chiếc mũ bảo hiểm được kiểm tra đạt chất lượng sẽ thường gắn thông tin đầy đủ về nhà sản xuất, kích cỡ, tem CR, nhãn hiệu, còn mũ kém chất lượng thì thường không.
Hiện nay, việc sử dụng mũ kém chất lượng sẽ bị xử phạt. Và việc sử dụng mũ bảo hiểm nhái kiểu mũ dành cho người đi xe đạp cũng sẽ bị phạt vì không đủ an toàn. Khi điều khiển xe motor, xe gắn máy, khuyến cáo nên sử dụng những chiếc mũ bảo hiểm cả đầu (full-face) hoặc mũ chiếm ¾ đầu sẽ có độ bảo vệ tốt hơn là những chiếc mũ nửa đầu, vì loại này không che được hết phần thái dương và gáy của người sử dụng.


Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Mũ bảo hiểm 'siêu rẻ' tràn lan trên phố

 Những chiếc mũ bảo hiểm kiểu dáng thời trang nhưng giá chỉ 30.000 đến 80.000 đồng đang được bày bán tràn ngập đường phố Hà Nội. Tất cả đều không có tem kiểm định và làm từ nhựa tái chế.



Những chiếc mũ này với nhiều kiểu dáng thời trang, màu sắc nhưng không có tem đạt chuẩn trên đường Phạm Văn Đồng.



 Loại mũ này còn được bán theo hình thức di động trên đường Phạm Hùng.
Không cố định một vị trí, khi cần thay đổi, chủ hàng lại nổ máy chạy đi chỗ khác để tiếp tục bày bán.
Những chiếc mũ cần sạch sẽ để đội lên đầu nhưng có hàng lại được bày bán theo kiểu mất vệ sinh thế này.


Nơi được bày bán nhiều nhất ở Hà Nội là đường Bưởi (ven sông Tô Lịch) và đường Láng. Các chủ hàng còn căng bạt che mưa nắng gây mất mỹ quan, lấn chiếm lối đi bộ.
Theo quyết định của Bộ KH&CN ban hành năm 2008 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi môtô xe máy, các loại mũ không đạt chuẩn sẽ không được phép sản xuất, lưu hành.



Theo một người bán hàng, mũ được nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, các hộ gia đình cũng có thể tự sản xuất từ vật liệu là rác phế thải, nhựa tái chế... hoặc các đầu nậu chuyên cung cấp vật liệu sản xuất mũ bảo hiểm. Giá thành phẩm của một chiếc mũ bảo hiểm này khi đưa ra thị trường chỉ 10.000- 20.000 đồng một chiếc tùy loại.

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Honda giới thiệu mũ bảo hiểm thời trang mới

Honda Việt Nam vừa giới thiệu hai mẫu mũ bảo hiểm quảng cáo mới mang tên Classy và Sh mode có phong cách trẻ trung và thời trang.


Mũ bảo hiểm mới có trọng lượng khoảng 590gram tạo cảm giác nhẹ nhàng nhưng vẫn chắc chắn. Vật liệu làm vỏ mũ được làm từ hạt nhựa ABS nguyên sinh giảm được nguy cơ chấn thương nặng vùng đầu bằng cơ chế giảm sự tác động mạnh hoặc va đập vào đầu được chứng minh qua các thử nghiệm nghiêm ngặt.

Xốp mũ được làm từ hạt EPS nguyên sinh có trọng lượng nhẹ hấp thụ hầu hết xung động từ quá trình va đập và giúp ngăn ngừa rạn hộp sọ và ngăn ngừa tổn thương não do va đập với bên ngoài.




Honda đã sử dụng vải cao cấp, kháng khuẩn để làm lót mũ và có thể tháo lắp dễ dàng. Quai mũ và khóa cài chắc chắn được thử nghiệm kéo với trọng lượng 50 kg trong 2 phút độ dãn dây quai là rất nhỏ đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Mũ mới có các kích cỡ từ S đến L phù hợp với nhiều phom người và vừa vặn với vòng đầu sẽ giảm tối đa thương tích khi bị va đập.




Recent

Comments

 
 
Blogger Templates