Pages

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Mũ bảo hiểm sốt vì thông tư

Mũ bảo hiểm sốt vì thông tư
Hầu hết các quán hàng kinh doanh mũ bảo hiểm ngày hôm nay ở Hà Nội đồng loạt tăng giá. Các ông chủ bán hàng thì tỏ ra hồ hởi, còn người mua thì than đắt.

Mũ bảo hiểm trở thành mặt hàng “hot”

Thực hiện kế hoạch của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, việc xử phạt các vi phạm về sản xuất kinh doanh mũ bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn bắt đầu từ ngày mai, 1/7. Đặc biệt người đội mũ bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn khi lưu thông trên đường cũng bị xử phạt.

Trước tình hình ấy, hầu hết các quán hàng bán mũ bảo hiểm ở khu vực đường Xuân Thủy, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng,  Khuất Duy Tiến đồng loạt tăng giá. Riêng tại Xuân Thủy hầu hết các quán hàng đều tương đối đông khách hàng. Mẫu mã và số lượng mũ bảo hiểm cũng tăng đột biến.

Gía mũ bảo hiểm đồng loạt tăng

Qua tìm hiểu, giá một chiếc mũ bảo hiểm chất lượng thông thường là từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng/ mũ. Riêng đối với các loại mũ bảo hiểm có kính che mặt thì giá từ 250.000 -370.000 đồng/ mũ. Đối với các loại mũ bảo hiểm chụp kiểu dáng thể thao dao động từ 500.000 -800.000 đồng/mũ.Thật chất giá cả các loại mũ này là do chủ cửa hàng quy định. Đặc biệt hầu hết các loại mũ này đều tăng lên 20.000 -40.000 đồng so với vài ngày trước đây.



Nguyên nhân vì sao có sự đột biến như vậy? Chị Thủy lý giải, vì các điểm bán mũ bảo hiểm kiểu hàng rong ở vỉa hè không đủ vốn mà kinh doanh các loại mũ bảo hiểm đắt tiền, do đó việc buôn bán cũng ít đối thủ cạnh tranh hơn. Đặc biệt tâm lý chung là, chẳng ai muốn bị cơ quan chức năng phạt vì đội mũ bảo hiểm rởm cả.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Chỉ bị nhắc nhở khi đội mũ bảo hiểm dởm


Từ ngày 1/7  thực hiện kế hoạch của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, lực lượng cảnh sát giao thông đồng loạt ra quân kiểm tra, giám sát về sử dụng mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, do ngày đầu nên hình thức xử lý mới dừng ở mức nhắc nhở.
Theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 1/7, các đội CSGT (từ Đội 1 đến Đội 14) của thành phố Hà Nội sẽ ra quân, tập trung xử lý các trường hợp những người tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy không đúng tiêu chuẩn.
Theo đó, người đi mô tô, xe gắn máy đội mũ có kiểu dáng giống mũ bảo hiểm nhưng không đủ các thành phần (vỏ mũ, lớp hấp thụ xung động, quai đeo; không có tem CR, không có nhãn hàng hóa...) sẽ bị cho là không đội nón bảo hiểm chính hãng và sẽ bị xử phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Tuy nhiên, theo khảo sát của PV thì lực lượng cảnh sát giao thông chỉ mới dừng ở mức nhắc nhở là chính. Chủ yếu vẫn tập trung xử lý các trường hợp người điều khiển giao thông vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai, đi vào đường cấm...
Lý giải điều này, Thiếu úy Đỗ Văn Ninh, cho biết: “Ở một khoảng cách xa, rất khó phân biệt được mũ đạt chuẩn chất lượng hay không nếu chỉ dùng mắt thường quan sát, bởi cảnh sát giao thông không được hỗ trợ từ máy móc”.




Hơn nữa, mục đích cuối cùng không phải phạt người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm giả mà phạt hành vi cố tình không đội mũ bảo hiểm. Vì cố tình lách luật nên người dân mới mua những mũ bảo hiểm kém chất lượng, không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Để mũ bảo hiểm thực sự đi vào cuộc sống



Bây giờ mỗi lần chúng ta bước chân ra khỏi nhà, tra chìa khóa vào xe đi ra đường; có lẽ hình ảnh người dân sử dụng mũ bảo hiểm nay đã nhiều hơn và xem như “điều cần thiết phải làm”. Thực ra, để có được thứ mà đang thấy trước mắt đòi hỏi thời gian kéo dài rất lâu cộng với sự quyết liệt của các nhà chức trách liên quan. Bởi lẽ trong quá khứ, nón bảo hiểm với người dân là món hàng “nặng đầu, vướng đầu” khi nhắc đến.


Tính năng quan trọng của mũ bảo hiểm được thiết kế để bảo vệ não bộ cho người sử dụng. Các phương tiện thông tin đại chúng khi đó cũng ra sức quảng cáo và giới thiệu, nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Phải kể đến vụ tai nạn xảy ra trong dịp lễ, tết và ngay cả ngày bình thường mà nguyên nhân chủ yếu đến từ người tham gia giao thông không hề mang nón bảo hiểm. Hình ảnh thương tâm xuất hiện sau cùng là nỗi ám ảnh khôn nguôi, may mắn hơn người còn sống bị các di chứng làm khổ suốt đời, ví dụ đời sống người thực vật ám chỉ sự sống mong manh kia.

Chính vì điều này mà các cơ quan chức năng từ chính phủ đến phường xã ra sức tuyên truyền nhiều lần yêu cầu mọi người chấp hành quy tắc đội mũ bảo hiểm chính hãng . Trước là tuân thủ luật pháp, quan trọng hơn là tự bảo vệ tính mạng tài sản cho chính bản thân mình. Dần dần luật pháp đã thêm phần đội nón bảo hiểm là điều bắt buộc, kể từ đó trở đi người ta mới thêm sự nhận thức cao hơn nếu ai đó nhắc đến nó. Thậm chí nếu ra đường mà chẳng mang theo, bạn sẽ phải nộp phạt cho cảnh sát giao thông.

Xem thêm: cách phân biệt mũ bảo hiểm thật và giả

Do đó, thời điểm hiện tại trình độ dân trí đã tăng lên, ý thức hiểu biết và nhận thức giao thông lại tăng lên có phần cải thiện. Mũ bảo hiểm nay đã trở thành vật dụng bất di bất dịch đối với mỗi người. Câu nói đùa “đội nồi cơm trên đầu để còn được thấy nồi cơm ở nhà” hoàn toàn ám chỉ cách suy nghĩ đến sản phẩm nón bảo hiểm ấy.

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Cách phân biệt mũ bảo hiểm thật và nhái


Hiện nay mũ bảo hiểm nhái đang được bán tràn lan trên thị trường. Đây là điều rất đáng lo ngại cho mỗi người.
Bên cạnh những chiếc mũ không thiết kế theo đúng quy chuẩn (thường được gọi là mũ thời trang, mũ bảo hiểm lưỡi trai) dễ nhận biết là hàng kém chất lượng, trên thị trường còn có những chiếc mũ được làm giả theo một số sản phẩm tốt. Để phân biệt, bạn cần lưu ý đến các điểm như sau:
Mũ bảo hiểm không có dán tem kiểm định hoặc tem dán trên mũ không rõ ràng, màu in xấu, thiếu sắc nét, dễ bóc.

Chất lượng mũ kém: vỏ mũ mỏng, dễ trầy xước, không cứng và dễ vỡ khi va chạm mạnh. Lớp xốp mỏng, đàn hồi kém. Quai mũ dễ bị giãn khi kéo căng, dễ bị sờn đứt, núi cài quai mũ dễ vỡ, mảnh.
Các chi tiết đường nét của mũ không sắc nét, dễ bị bị bóc tách lớp vỏ mũ ra khỏi lớp xốp. Thông thường các loại mũ này không được đóng gói (bao bì) và không có tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm. Các thông tin kỹ thuật và chất liệu, xuất xứ ghi trên mũ không rõ ràng hoặc không có.


Trên thị trường hiệnnay các loại mũ tốt của các thương hiệu uy tín như Honda, Protec thường có giá dao động từ 220.000 – 500.000 đồng, do đó một chiếc mũ được bán với giá rẻ (không bao gồm khuyến mãi) thì bạn cần lưu ý và cân nhắc về chất lượng của mũ. Rất có thể là chiếc mũ kém chất lượng.
Để mua mũ bảo hiểm chính hãng, hãy đến với nonbaohiemchinhhang.com để được tư vấn những mẫu mũ phù hợp


Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

Vỏ mũ bảo hiểm được làm bằng chất liệu gì


Vỏ mũ bảo hiểm có khả năng chống va đập mạnh nên có thể bảo vệ bạn khi tham gia giao thông. Vậy mũ bảo hiểm được làm từ vật liệu gì mà có thể bảo vệ người đội như vậy. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Mũ bảo hiểm lam từ Sợi thủy tinh


Sợi thủy tinh đơn giản chính là thủy tinh được kéo ra thành sợi, bện lại và dệt thành tấm. Sợi thủy tinh có đặc tính giống như sợi cacbon, khả năng chịu lực khá là khủng, nhẹ hơn nhựa ABS/nhựa PC, chính vì thế giá thành của nón bảo hiểm chính hãng làm bằng sợi thủy tinh này mắc hơn nhiều so với mũ bằng nhựa ABS. Mũ bảo hiểm làm bằng sợi thủy tinh được xếp vào hàng "Đại Gia" đấy nhé!

Mũ bảo hiểm lam từ Sợi Cacbon


Các nguyên tử Carbon liên kết với nhau tạo thành tinh thể dạng sợi dài, có đường kính 5-10 μm (1μm = 0,001mm), vài ngàn sợi này kết hợp với nhau để thành sợi carbon. Đan các sợicarbon lại với nhau sẽ cho ra dạng một tấm lưới mềm. Tiếp tục kết hợp với một số loại hạt nhựa, than chì rồi phủ molded (dạng gel trong suốt) lên bề mặt, làm khô lại sẽ ra một tấm carbon nguyên liệu, nhưng phải đảm bảo không có bọt khí bên trong tấm carbon.

Tuy nhiên, không phải mũ bảo hiểm bằng sợi cacbon nào cũng bền chắc tuyệt đối đâu nhé. Để giảm giá thành khủng của sản phẩm, người ta có thể bện sợi cacbon với các loại sợi khác như polyme, molded phủ ở ngoài mỏng đi hoặc có lẫn bọt khí bên trong nữa.

Recent

Comments

 
 
Blogger Templates