Pages

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em bị xử phạt như thể nào

Hỏi: 
Gần đây, tôi thấy nhiều bài báo đưa tin về hiện tượng phụ huynh không đội mũ bảo hiểm cho con em mình khi lưu thông trên đường bằng xe gắn máy. Cho tôi hỏi theo quy định, trẻ em từ mấy tuổi thì phải đội mũ bảo hiểm và nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt như thế nào?thế nào?

Trả lời:

Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Tại Điểm k, Khoản 3, Điều 6, Nghị định 171/2013/NĐ-CP (Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt) quy định xử phạt hành chính người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện hành vi vi phạm: Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.



Theo đó, trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi ngồi trên xe gắn máy bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Nếu người điều khiển xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách cho trẻ em ngồi trên xe từ 6 tuổi trở lên sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Đội mũ bảo hiểm là phương pháp để giảm thiểu tối đa những tai họa cho trẻ em khi có tai nạn giao thông xảy ra. Vì vậy, khi đi xe gắn máy, các phụ huynh nên đội mũ bảo hiểm cho con em mình có độ tuổi từ 6 tuổi trở lên. Khi đó, người điều khiển xe vừa chấp hành các quy tắc về giao thông đường bộ vừa bảo đảm an toàn cho trẻ em.

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.
theo duongbo.vn

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Khám phá mũ bảo hiểm của các tay đua

Tốc độ khiến trang bị an toàn không thể thiếu đối với các tay đua là mũ bảo hiểm. Mỗi tay đua có ít nhất 4 chiếc mũ cho mỗi mùa giải, trong số đó có loại mũ đặc biệt dùng khi trời mưa có khả năng chống mờ và đọng nước.
Vì thời gian đội mũ hầu như trong suốt cuộc đua, vì vậy, không chỉ để quảng cáo, mũ bảo hiểm còn là một biểu tượng thời trang trên đường đua. Nhưng hơn cả thời trang, những chiếc mũ bảo hiểm còn chứa đựng rất nhiều câu chuyện đời, chuyện nghiệp của các tay đua.
Mùa giải năm 2011, Valentino Rossi cũng sở hữu 4 mẫu mũ bảo hiểm. Đầu mùa giải, Rossi lần đầu tiên gia nhập vào đội Ducati. Được trang bị xe mới và một chiếc mũ. Rossi đã trang trí với các nhân tố phong, thủy, hỏa, thổ cùng hình ảnh của mặt trời, mặt trăng truyền thống của Ducati.
Sau đó, anh thay chiếc mũ bảo hiểm có trang trí hình mắt người với những ý nghĩa rất đặc biệt tại đường đua Mugello. Tại mùa giải năm 2010, Rosssi từng gặp tai nạn tồi tệ nhất trong sự nghiệp và bị gẫy chân. Chiếc mũ có hình mắt với dụ ý sẽ dẫn dắt anh tránh được những tai nạn như thế.

Chiếc mũ thứ 4 của Rossi năm 2011 là chiếc nón bảo hiểm chính hãng mà không một người hâm mộ nào mong muốn thấy bởi đây là chiếc mũ mà Valentino Rossi và nhà thiết kế riêng của anh Aldo Drudi tạo ra để tưởng nhớ người bạn Marco Simoncelli đã thiệt mạng vì vụ tai nạn kinh hoàng trên đường đua Sepang hồi tháng 10.
Tay đua người Italia bị mất lái và ngã khi đang ra khỏi khúc cua số 11, chiếc RC212V trượt ngang trên đường đua rồi vô tình cắt đường chạy của hai lão tướng Colin Edwards (Tech 3 Yamaha) và Valentino Rossi (Ducati) đang chạy ngay phía sau.
Cả hai chiếc xe của Edwards lẫn Rossi đều chẹt ngang qua đầu Simoncelli. Hình ảnh tay đua người Italia nằm úp mặt bất động trên đường đua với chiếc mũ bảo hiểm đã bị văng ra khiến toàn bộ khán giả sững sờ. Trước khi vụ tai nạn diễn ra, Simoncelli đang chạy ở vị trí thứ 4 đoàn đua.
Năm 2009, Nicky Hayden đến từ đội Ducati cũng từng gây chú ý với mũ bảo hiểm theo phong cách “năm anh em siêu nhân” với nhiều góc cạnh và vô số hình ảnh, họa tiết trang trí.


          
               
Mũ bảo hiểm của các tay đua MotoGP được chế tạo từ các vật liệu cao cấp như sợi thủy tinh, carbon, kevlar và nhựa tổng hợp polyurethane. Một số nhà sản xuất mũ bảo hiểm nổi tiếng trên các đường đua MotoGP phải kể đến có Arai, Shoei và Schuberth.

Những ai từng xem đua ôtô đều khá quen thuộc với thương hiệu Nhật Bản Arai. Arai cũng đồng thời nổi tiếng trên cả những đường đua F1 hay đua thuyền bởi chất lượng và khả năng đáp ứng nhiều cỡ đầu. Arai cũng được nhiều đối tác khuyên nên sử dụng bởi nó được xem là loại mũ bảo hiểm tốt nhất chống sương mù trên thị trường.

Bên cạnh đó còn có nhà sản xuất Shoei với những thiết kế bắt mắt và hãng Schuberth của Đức. Schuberth nổi tiếng cùng với sự gắn bó của huyền thoại trên đường đua F1 Michael Schumacher.


Từ 1/7 đội mũ bảo hiểm không đạt chất lượng sẽ bị phạt

Từ 1/7 tới việc xử phạt người đội mũ bảo hiểm không đủ 3 bộ phận sẽ có hiệu lực. Trong lúc người dân băn khoan vì không phân biệt được mũ đạt chuẩn thì cảnh sát giao thông tiếp tục chú trọng tuyên truyền và chờ hướng dẫn trước khi xử phạt. 
Theo Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, từ 1/7, chiến dịch kiểm tra, xử lý người đi xe máy đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng được thực hiện trên toàn quốc.
Ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Ủy ban cho biết, lực lượng chức năng sẽ xử phạt người đi xe máy đội mũ bảo hiểm không đủ 3 bộ phận, gồm: vỏ mũ, lớp hấp thụ xung động (xốp) và quai mũ."Còn với những người đội mũ bảo hiểm tem bị mờ hoặc không có tem, hoặc mất tem sẽ không bị xử lý", ông Thái nói.
Trong đợt này, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện chiến dịch tuyên truyền, ngăn ngừa người đi xe máy đội loại mũ không đúng, tập trung kiểm tra, xử lý, ngăn ngừa các cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán các loại mũ kém chất lượng, mũ không đạt tiêu chuẩn 3 bộ phận.



Ngoài ra, qua kinh nghiệm thực hiện của năm 2013, đến nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến mũ bảo hiểm cơ bản đã hoàn thiện, "hy vọng chiến dịch này sẽ được triển khai rộng rãi trên phạm vi cả nước và sẽ ngăn chặn được tình trạng đội mũ không bảo đảm chất lượng khi tham gia giao thông, góp phần giảm tai nạn giao thông", ông Thái nói.
Cũng theo ông Thái, từ 1/7 đối với người đi mô tô, xe gắn máy, xe máy (kể cả xe máy, xe đạp điện) đội mũ không đủ 3 bộ phận sẽ bị xử phạt như hành vi không đội mũ bảo hiểm theo Nghị định 171, với mức phạt từ 100.000-200.000 đồng.
Đến nay chỉ còn hai tuần nữa việc xử phạt người đội mũ bảo hiểm không đủ 3 bộ phận có hiệu lực, tuy nhiên theo quan sát trên các tuyến phố của thủ đô, nhiều người vẫn sử dụng và buôn bán loại mũ thời trang, mũ lưỡi chai, không đúng theo tiêu chuẩn quy định.
Phần lớn khi được hỏi, những người này đều cho rằng chưa từng nghe thông tin về việc sẽ bị xử phạt khi đội mũ không đạt tiêu chuẩn. Không ít người tỏ ra băn khoăn về việc phân biệt loại mũ bảo hiểm thế nào là đạt chuẩn 3 bộ phận.
Anh Nguyễn Mạnh Sơn ở Hoàng Liệt, Hoàng Mai thắc mắc."Nhà có 3 cái mũ bảo hiểm đều mua ở cửa hàng lớn trên phố  Tây Sơn (Hà Nội) có tem mác đầy đủ nhưng thấy đẹp, chắc chắn thì tôi mua chứ không biết làm cách nào để phân biệt mũ có 2 hay 3 bộ phận. Khi cảnh sát kiểm tra mũ bảo hiểm của tôi có tem nhưng lại không đủ 3 bộ phận thì bị lại phạt sao"?

    

Anh Sơn cũng kiến nghị, các cơ quan chức năng cần phải công bố rộng rãi thế nào là mũ đạt tiêu chuẩn 3 bộ phận, đủ điều kiện để đội khi tham gia giao thông để cho người dân nắm được, ngoài ra cũng cần xử lý tận gốc những cơ sở sản xuất, kinh doanh loại mũ không đủ điều kiện này, mới có hiệu quả.
Trao đổi với VnExpress, một cán bộ thuộc phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, việc kiểm tra tuyên truyền, nhắc nhở diễn ra từ ngày 15/6, tuy nhiên từ trước đó 2 tháng, các đội cảnh sát cùng với xử lý người vi phạm đã nhắc nhở việc đội mũ bảo hiểm quà tặng theo đúng quy cách. Còn theo kế hoạch, từ 1/7 nếu phát hiện người tham gia giao thông đội mũ không đủ 3 bộ phận sẽ bị dừng xe xử lý theo quy định.
Tuy nhiên vị này cho rằng cần phải có kế hoạch tuyên truyền dài hơi, để người dân hiểu và đồng thuận với chủ trương của nhà nước, ngoài ra phải xử lý tận gốc các cơ sở sản xuất kinh doanh, chứ không chỉ để cảnh sát áp dụng xử phạt luôn được. Hơn nữa, hiện nay, "bản thân cánh sát giao thông cũng chưa được tập huấn và hướng dẫn cụ thể về cách phân biệt mũ đạt tiêu chuẩn mà chỉ xem, nghe, nghiên cứu qua truyền hình, báo chí, trên mạng nên việc xử lý cũng sẽ gặp khó khăn".
Trước đó, vào tháng 3/2013, 4 bộ Khoa học Công nghệ, Công thương, Công an và Giao thông ký thông tư liên tịch số 06/2013 về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe máy, xe đạp máy, xe máy. Cụ thể, với những người đội mũ bảo hiểm không có cấu tạo đủ ba bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo; có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu quy định và đã được chứng nhận hợp quy sẽ bị xử phạt 200.000 đồng. Quy định này lập tức đã bị người dân phản đối, sau đó phó chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông quốc gia trả lời VnExpress rằng việc đội mũ không đủ tiêu chuẩn chỉ bị nhắc nhở.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

WHO khẳng định : mũ bảo hiểm không gây tổn thương cho trẻ em

- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam vừa đưa ra hàng loạt nghiên cứu, minh chứng cho việc đội mũ bảo hiểm hoàn toàn không gây chấn thương đốt sống cổ của trẻ mà còn giúp bảo vệ sự an toàn và tính mạng trên đường.
- Theo nghiên cứu mới đây của tổ chức này về thực trạng đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe máy, chấn thương giao thông đường bộ là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu ở Việt Nam. Năm 2007, có 12.800 trường hợp tử vong, với tỷ lệ là 15/100.000 dân hay 35 trường hợp tử vong trong một ngày.

- Tỷ lệ tàn tật do các chấn thương giao thông đường bộ ước tính ở mức hơn 900/100.000 dân. Số liệu từ bệnh viện Việt Đức năm 2008 cũng cho thấy 7,4% trong tổng số các trường hợp cấp cứu do chấn thương giao thông đường bộ xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi.
- Theo các chuyên gia của WHO, mũ bảo hiểm được sử dụng để phòng tránh các chấn thương đầu trong rất nhiều trường hợp. Tuy nhiên, ở Việt Nam, một số người lo lắng, mũ bảo hiểm có thể tăng lực tác động lên cổ trong trường hợp xảy ra tai nạn vì vậy tăng nguy cơ xảy ra các chấn thương đốt sống cổ, nhất là ở trẻ nhỏ.
- Tuy nhiên, theo bản đánh giá tóm tắt các kết quả của 5 nghiên cứu ở trẻ em thuộc mọi nhóm tuổi, mũ bảo hiểm góp phần giảm tới 85% nguy cơ chấn thương ở vùng đầu, giúp phòng tránh chấn thương trong các vụ va chạm.

               
- Một nghiên cứu khác cho thấy, lực tác động cực đại của cơ cổ để giữ đầu thẳng nhỏ hơn 3% khả năng đỡ của cơ cổ. Theo tính toán, lực tác động của cơ cổ chỉ tăng một mức rất nhỏ khi đội mũ bảo hiểm... Do đó, WHO kết luận mũ bảo hiểm không gây nguy cơ nào đối với cơ cổ và cột sống của trẻ em trong điều kiện tĩnh.
- Theo WHO, trong khi chưa có những đề xuất có thể xác minh rõ ràng, cách tốt nhất là dựa trên yêu cầu giảm thiểu tác hại, các bậc phụ huynh không nên chở trẻ em trên xe máy, môtô. Trong trường hợp cần thiết, nên sử dụng mũ bảo hiểm theo đúng tiêu chuẩn cho tất cả trẻ em để bảo vệ trẻ.
- Công ty sản xuất nón bảo hiểm quảng cáo csc có sản xuất 1 số loại nón bảo hiểm cho trẻ em theo tiêu chuẩn: nhẹ, đẹp nhưng vẫn đảm bảo theo tiêu chuẩn CR.


Rước họa vì thích mũ bảo hiểm thời trang, ham mũ bảo hiểm giá bèo

- Trong số hàng trăm bệnh nhân bị tai nạn giao thông từ khắp nơi chuyển về Bệnh viện Chợ Rẫy trong dịp lễ 30-4, 1-5, có không ít vụ chấn thương sọ não do đội mũ bảo hiểm thời trang.
- Tiếng la thất thanh của những bệnh nhân bị tai nạn giao thông (TNGT), những gương mặt căng thẳng của người thân chờ đợi từ bên ngoài phòng cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy cứ tăng dần theo thời gian. Vừa đưa một bệnh nhân bị chấn thương sọ não do TNGT từ Đồng Nai về, chị Lê Thị Oanh, nhân viên phục vụ Khoa Cấp cứu, vừa lau mồ hôi vừa nói: “Mỗi ngày chúng tôi chia ba ca trực, tuy nhiên bệnh nhân được chuyển đến dồn dập rơi vào ca ba, từ 21 giờ đến 6 giờ hôm sau, nên ê-kíp trực rất mệt mỏi nhưng phải cố gắng vì trách nhiệm với mạng sống con người”.

 Trắng đêm cứu người

- Khoảng 22 giờ ngày 30-4, xe cứu thương còn cách Bệnh viện Chợ Rẫy khá xa nhưng tiếng còi đã hú liên tục để các phương tiện giao thông nhường đường, cùng lúc các bảo vệ bấm nút tự động mở rộng cổng. Một người đàn ông trung niên nằm giẫy giụa trên băng ca với khuôn mặt đầy máu được các điều dưỡng đưa vào phòng cấp cứu. Người nhà ông đứng ngoài cửa sổ, thỉnh thoảng thò tay vào lấy khăn giấy chậm máu liên tục chảy ra từ miệng.
- Công tác sơ cứu hoàn tất, một người trong gia đình ông ngồi tựa vào băng ghế một cách mệt mỏi. Khi được hỏi, người phụ nữ đưa nạn nhân nhập viện, cho biết: “Ông ấy là chồng tôi, đi nhậu về tự té xe, đầu đập xuống đường. Trước đây cũng đã một lần thập tử nhất sinh và ảnh hưởng đến thần kinh, lần này không biết sao nữa!”.


- Bên trong Khoa Cấp cứu, hàng chục bệnh nhân nằm bất động với thương tích đầy mình. Một số người đầu băng trắng xóa, tay chân được cột vào thành giường. Một bác sĩ cho biết phải cột tay bệnh nhân vì nếu không cẩn thận nhiều người bệnh lúc tỉnh lúc mê, lên cơn co giật giẫy giụa ngã xuống sàn.

Hối tiếc thì đã muộn

- Trong số hàng trăm bệnh nhân bị TNGT từ khắp nơi chuyển về Bệnh viện Chợ Rẫy trong những ngày lễ, có không ít vụ chấn thương sọ não do nạn nhân đội mũ bảo hiểm kém chất lượng, nón thời trang không rõ nguồn gốc.

               

Khổ vì mũ bảo hiểm thời trang



Anh Lê Nguyễn Mạnh Tường đã nằm điều trị tại Khoa Chấn thương sọ não Bệnh viện Chợ Rẫy hơn 10 ngày, nhưng đến nay vẫn chưa thể nói chuyện được do tụ máu não. Mẹ nạn nhân cho biết anh bị tai nạn khi đang điều khiển xe máy, va quệt với một người khác nên té ngã, đầu đập xuống đường dù anh có đội mũ bảo hiểm chính hãng. “Khi hay tin, tôi  cấp tốc đến hiện trường thì thấy chiếc mũ bảo hiểm thời trang lưỡi trai bị vỡ vụn. Mũ này mẫu mã đẹp được bán tràn lan tại các tuyến đường. Khi xảy ra tai nạn tôi mới thấy tác hại ghê gớm của những chiếc mũ kém chất lượng”- mẹ anh Tường chia sẻ.

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

 Bí quyết khuyến khích trẻ đội mũ bảo hiểm

Yếu tố gia đình

  Cha mẹ là hình mẫu ảnh hưởng lớn nhất đến trẻ nhỏ. Con của bạn sẽ học hỏi các giá trị và hành vi ứng xử của bạn khi bé lớn lên, cũng như bạn đã từng chịu sự ảnh hưởng từ cha mẹ bạn. Trẻ em thường chú ý tới các thói quen hàng ngày của bố mẹ và học hỏi những hành vi lặp đi lặp lại này.

- Trẻ xem bạn là một tấm gương để noi theo – dù tốt hay xấu – như là một hình mẫu về lối sống. Đây là lý do quan trọng vì sao bạn phải làm gương cho bé và luôn thực hiện tốt hành vi tham gia giao thông an toàn.  Luôn đội mũ bảo hiểm để bé nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng mũ bảo hiểm ngay từ khi còn nhỏ, kể cả khi trẻ sử dụng xe đạp.  

+ Dạy cho bé hiểu việc đội mũ bảo hiểm là hành động thể hiện tình yêu thương và sự chăm sóc. Giải thích cho bé hiểu làm thế nào mũ bảo hiểm có thể bảo vệ an toàn tính mạng cho bé.
+ Trò chuyện với các phụ huynh khác về tầm quan trọng của việc bảo vệ trẻ em bằng mũ bảo hiểm.

Yếu tố xã hội

- Nhiều trẻ em Việt Nam đi học bằng xe máy, do đó lớp học là nơi lý tưởng để hướng dẫn và khuyến khích sử dụng mũ bảo hiểm.
- Kiến thức về hành vi tham gia giao thông an toàn của trẻ sẽ được tăng cường nếu giáo viên và bố mẹ cùng cung cấp thông điệp giống nhau.
- Phối hợp với công an địa phương giám sát tại cổng trường sẽ cải thiện việc sử dụng mũ bảo hiểm hiệu quả.
- Kết hợp việc đội mũ bảo hiểm như là một phần trong bảng thi đua của các bé bằng cách đếm số lần bé đội mũ bảo hiểm đến trường hàng ngày. Bé nào đội mũ bảo hiểm thường xuyên nhất có thể nhận được giải thưởng khích lệ vào cuối năm.


                 

- Họp phụ huynh: nhà trường giải thích và kêu gọi phụ huynh bảo vệ con em mình bằng cách đội mũ bảo hiểm mỗi ngày khi đưa trẻ đến trường.
- Quy định đồng phục: bắt buộc mũ bảo hiểm trở thành một phần thiết yếu của bộ đồng phục của tất cả học sinh. Nhà trường có thể phối hợp nhà sản xuất nónbảo hiểm hoặc tư vấn cho phụ huynh địa chỉ mua mũ bảo hiểm chất lượng cao cho học sinh.
- Cộng đồng: thuyết trình tại các cuộc họp dân phố, cộng đồng địa phương để gửi thông điệp đến càng nhiều bậc phụ huynh càng tốt. Thông báo, nhắc nhở thường xuyên trên loa hàng tuần.

Nguy hiểm khi sử dụng nón bảo hiểm giả

Có rất nhiều vụ tai nạn giao thông để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng bắt nguồn từ việc đội mũ bảo hiểm kém chất lượng hoặc đội sai quy cách. Khi tai nạn xảy ra, mũ bảo hiểm chất lượng kém sẽ không có tác dụng giảm chấn và hạn chế tối đa lực tác động do va chạm với phần đầu người đội, mũ cũng có thể vỡ ra và gây thương tích cho người đội, rất dễ dẫn tới chấn thương sọ não.


Mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng sẽ có tác dụng giảm chấn, giúp bảo vệ phần đầu khỏi lực tác động sinh ra do va chạm từ đó sẽ làm giảm tối đa nguy cơ thương tích và chấn thương sọ não. Để tham gia giao thông an toàn, các bạn hãy chọn cho mình một chiếc mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng theo các tiêu chí sau:
  1. Mũ phải có dán tem tiêu chuẩn ghi rõ địa chỉ nhà sảnxuất nón bảo hiểm và theo tiêu chuẩn Việt Nam
  2. Vỏ mũ nhẵn, mịn không có vật nhọn chìa ra ngoài hay vào trong. Các ốc bên ngoài của mũ không lồi quá 3mm
  3. Dây quay mũ cài thấy mịn không sờn rách, khóa mũ hoạt động tốt,
  4. Lõi xốp của mũ phải cứng, mịn không bị lõm khi ấn. Nếu mũ có kính thì kính phải trong suốt, nhìn rõ.
Xem thêm: lịch sử ra đời của mũ bảo hiểm

Để phát huy tác dụng bảo vệ của mũ bảo hiểm, các bạn cũng cần đội mũ đúng cách theo các bước sau đây:
B1. Mở dây quai mũ sang 2 bên, đưa mũ lên đầu và kiểm tra xem mũ có vừa đầu không bằng cách xoay sang hai bên trái phải.
B2. Cài quai mũ chắc chắn.
B3. Đưa 2 ngón tay xuống dưới cằm, nếu đưa vừa 2 ngón tay là được. Không nên cài quai mũ quá chật hoặc quá lỏng để tránh ảnh hưởng đến người đội hoặc mũ có thể văng ra ngoài.


Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Lịch sử ra đời chiếc mũ bảo hiểm

Mũ bảo hiểm ngày nay đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu với bất kỳ ai tham gia giao thông. Tuy nhiên mọi người vẫn chưa hiểu hết được lịch sử ra đời của chiếc mũ bảo hiểm, và chức năng của nó. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu lịch sử ra đời của chiếc mũ bảo hiểm và chức năng đặc biệt của nó để chúng ta hiểu hơn về mũ bảo hiểm nhé

Lịch sử ra đời mũ bảo hiểm

Lịch sử ghi nhận mũ bảo hiểm (MBH) xuất hiện cùng thời với chiến tranh. Trước những loại vũ khí như dao, kiếm, mác... quân đội của người Assyrat, Ba Tư, đã tìm ra một vật dụng có thể bảo vệ đầu của binh lính: đó là chiếc mũ. Ban đầu, mũ được làm bằng da rồi dần dần được rèn sắt. Đến thời người Hy Lạp tham chiến, họ chế tạo ra chiếc MBH bằng đồng, có chóp nhọn đặc trưng. Mũ được gia cố chắc chắn thêm như có phần che chắn cho mặt (chỉ để hở một khoảng nhỏ để nhìn và thở), chiều dài mũ cũng được tăng thêm - mũ trùm kín cả đầu. Người La Mã phát triển hình dạng MBH thêm một bậc nữa, đó là chế tạo mũ cho binh lính riêng và mũ cho các võ sĩ giác đấu riêng. Phần vành mũ được nới rộng có phần lưỡi trai đằng trước để cải thiện tầm nhìn, tránh trường hợp binh sĩ bị lóa sáng.

Vào thế kỉ 16-17, chiếc mũ được làm bằng thép nhẹ như thời trung cổ nhưng vành rộng hơn. Thế kỷ 18-19, tiến bộ trong công nghiệp vũ khí đánh dấu sự thoái trào của kiếm và giáo mác đồng thời các loại súng trường, súng lục lên ngôi. MBH ít được trọng dụng hơn trước, đa phần chỉ được sử dụng bởi kỵ binh. Tuy nhiên đến chiến tranh thế giới thứ nhât, mũ làm từ thép lại được coi là thiết bị bảo vệ cho người lính, chống lại các mảnh kim loại văng ra mỗi khi pháo nổ. Nâm 1914, người Pháp chính thức coi MBH là trang bị tiêu chuẩn của người lính. Lần lượt, người Anh, Đức và các nước Châu Âu còn lại cũng theo gương.

Chức năng của mũ bảo hiểm

Mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm mục đích bảo vệ phần đầu của người đội khi có va đập lúc đua xe đạp, đi xe máy, ô tô, cưỡi ngựa... Tuy nhiên, theo nghĩa rộng hơn, mũ bảo hiểm còn chỉ đến những loại mũ sắt, mũ cối trong quân đội, các loại mũ bảo vệ người chơi thể thao (bóng bầu dục, bóng chày, khúc côn cầu, trượt tuyết...) hay các loại mũ bảo hộ lao động (xây dựng, khai mỏ...)
      

Theo truyền thống, mũ bảo hiểm không được làm bằng kim loại mà bằng nhựa tổng hợp như ABS ,HDPE nhưng những thập niên gần đây, chất liệu được thay thế bằng Sợi Carbon vì độ bền cao và nhẹ hơn nhựa. Sự thúc đẩy mạnh mẽ phong trào, thậm chí bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển các phương tiện hai bánh đã từng là đề tài tranh luận nóng bỏng của nhiều người và những nhà khoa học trong thập niên 1990. Đến nay, nhiều quốc gia đã áp dụng luật này.

Mũ bảo hiểm với nghề lái xe ôm

Từ khi có quyết định của bộ giao thông bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm quà tặng khi tham gia giao thông , đa số người dân đều thực hiện khá nghiêm túc, bên cạnh đó còn 1 số bộ phận vẫn không tuân thủ chính sách ấy, trong số đó là những người hành nghề xe ôm. Quan sát trên đường ta đều thấy họ chở một lúc 2, 3 người mà k mang theo mũ bảo hiểm. 
Mang theo mũ bảo hiểm cồng kềnh, không linh hoạt mà lại sợ mất trộm... Đó là một vài lý do mà cánh tài xế xe ôm trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội viện ra nhằm lý giải vì sao họ không đội mũ bảo hiểm.

Thiếu tá công an Nguyễn Văn Tuyến phụ trách về an ninh trật tự ở bến xe Mỹ Đình cho biết, trước ngày 15/12, toàn bộ tài xế xe ôm đang hoạt động tại bến xe này nếu không trang bị đầy đủ mũ bảo hiểm sẽ không được hành nghề tại khu vực bến xe quản lý.
Đếm sơ sơ ở bến xe Mỹ Đình, mới chỉ có khoảng 20 lái xe ôm thực hiện việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Con số này chỉ bằng khoảng 1/10 số xe ôm đang hoạt động tại đây.
Khu vực cầu Long Biên, nơi được coi là bến xe ôm tự do lớn nhất Hà Nội hiện nay, có hàng trăm cánh tài xế xe ôm đang ngồi chờ bắt khách. Nhưng theo quát sát, không một bác tài xe ôm nào đội mũ bảo hiểm chứ chưa nói đến việc trang bị mũ bảo hiểm cho khách.
Khu vực bến xe Gia Lâm, bến xe phía Nam, Lương Yên, hầu như không có bác tài xế xe ôm nào tự trang bị cho mình mũ bảo hiểm, dù họ vẫn thường xuyên chở khách đi các tuyến quốc lộ 5, quốc lộ 1A, quốc lộ 3... Một trong những loại mũ được cánh tài xế xe ôm đang trưng dụng nhất hiện nay vẫn là mũ cối và mũ lưỡi chai.

  

Đội trưởng quản lí xe mô tô hai bánh tại bến xe Mỹ Đình than thở: “Việc bắt các lái xe ôm ở đây mua mũ bảo hiểm hết sức khó khăn vì họ thường viện lí do là “viêm màng túi”. Họ bảo nếu bị CSGT bắt thì họ tự chịu. Phòng quản lí xe mô tô 2 bánh đã chủ động mua mũ bảo hiểm cho những lái xe ôm này mượn miễn phí nếu đi trong nội thành, còn đi ra ngoại thành thì cho thuê 1.000 đồng/ngày”.
Hiện nay ở Hà Nội có hàng nghìn người đang hành nghề xe ôm, có mặt trên đường hàng giờ, hàng ngày; vì miếng cơm manh áo, vì những đòi hỏi riêng của nghề, họ gặp nhiều cái khó dù rất muốn thực hiện đúng nghị quyết 32 của Chính phủ.


Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Thẳng tay xử phạt người đội mũ bảo hiểm thời trang

Những người tham gia giao thông bằng xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội các loại mũ thời trang sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.
Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC67) Công an TPHCM cho biết từ ngày 1/7/2014, lực lượng CSGT sẽ xử lý đối với những trường hợp người tham gia giao thông bằng môtô, xe máy, xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách hoặc đội mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy.


Hoạt động này nhằm thực hiện theo kế hoạch của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia về việc triển khai đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.
Theo quy định, người điều khiển, người ngồi trên các phương tiện như: xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm “dành cho người đi mô tô, xe máy” có cài quai đúng quy cách.
Đặc biệt, mũ bảo hiểm phải có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo. Phải được gắn dấu hợp quy CR, trên mũ bảo hiểm có ghi nhãn hàng hoá, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất, cỡ mũ; tháng, năm sản xuất.
Trước đó,  Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Đinh La Thăng – Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã ký văn bản chỉ đạo các lực lượng kiểm tra, xử lý vấn nạn mũ bảo hiểm dỏm.
Trước đây, Thông tư 06 quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng MBH cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy (có hiệu lực từ ngày 15/5/2013) đã xác định rất rõ chức năng, trách nhiệm của từng bộ.


Tuy nhiên, hơn 1 năm qua, những câu chuyện xoay quanh chiếc mũ bảo hiểm vẫn hết sức nan giải dù một lực lượng hùng hậu được huy động vào cuộc và Luật đã có đủ.
Theo thống kê của các ngành chức năng, có khoảng 70% số vụ tai nạn giao thông ở nước ta liên quan đến mô tô, xe máy và không ít nạn nhân bị chấn thương sọ não, dẫn đến tử vong.
Điều đáng nói là có khá nhiều nạn nhân khi bị tai nạn không đội MBH, hoặc có đội nhưng vẫn bị chấn thương sọ não vì đội MBH không đúng quy cách. Việc đội MBH đúng quy cách sẽ góp phần giảm mức độ nghiêm trọng của thương tích ở vùng đầu. Bởi vậy, mỗi người tham gia giao thông cần nhận thức được vấn đề này, tự giác đội MBH đúng quy cách bảo đảm an toàn cho chính mình khi xảy ra sự cố.



Sáu năm qua, từ chỗ quy định bắt buộc người điều khiển xe mô-tô, gắn máy phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cho đến nay cho thấy một thực tế: Quy định này được người dân đồng tình ủng hộ nhưng do việc buông lỏng quản lý, cơ chế phối hợp còn quá nhiều bất cập nên các đối tượng vì lợi nhuận đã làm cho thị trường mũ bảo hiểm rơi vào tình trạng bát nháo, khó kiểm soát.
Mặc dù nhiều nghị định, thông tư liên quan đến kiểm tra, xử lý các đối tượng, cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm quảng cáo đã ra đời nhưng hiệu quả thì vẫn chưa thấy, thậm chí càng ngày càng phức tạp và biến hóa theo chiều hướng xấu đi. Dư luận đặt ra câu hỏi: Nếu các cơ quan chức năng thực sự triển khai thực hiện quyết liệt thì bài toán này có được giải quyết?


Chọn mua nón bảo hiểm đúng Quy định

Theo quy định bắt buộc những người điều kiển xe gắn máy, mô tô phải đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Như để chọn cho mình nón chất lượng rất khó cho người tiêu dùng.Đây là một vài cách để bạn chọn mua nón chất lượng

1 Chọn nón vừa khít đầu

Có rất nhiều loại nón hiện này được bán trên thị trường: nón che cả đầu,  nón che nửa đầu, tai và mũ che cả hàm. Tốt nhất nên chọn loại nón che chắn cả đầu, tai và hàm. Nón phải vừa khít với đầu, không lỏng cũng không chặt quá.


2 Trọng lượng của nón  

Trọng lượng lý tưởng của nón bảo hiểm hiện này là 520 đến 600 mg. Trọng lượng mũ càng nhẹ càng tốt, Không nên chọn nón quá nặng sẽ không phù hợp với thể trạng người Việt  (nhỏ hơn 1kg).

3 Vỏ nón

Vỏ nón bảo hiểm có cấu trúc hình cầu, có bề mặt nhẵn, không có vết nứt hoặc gờ cạnh sắc.Võ nón phải cứng,dầy chắc chắn chịu được sự va đập và đâm xuyên. Nên chọn mua nón bảo hiểm có uy tín trên thị trường và có tem kiểm định.

4 Quai đeo

Nên chọn nón có quai đeo chắc chắn. Có khóa an toàn tốt chắc chắn, nên thu dây quai sao cho vừa với cầm để không bị tuột khởi cầm.

5 Lớp đệm bảo vệ

Nên chọn loại mút xốp dầy mềm đàng hồi. Khi va đập, lớp đệm bảo vệ sẽ giảm chấn động. Mút xốp càng mềm càng sẽ hấp thụ lực va đâp càng cao. Người tiêu dùng có thể kiểm tra bằng cách để ngược mũ và đẩy nhẹ miếng mút xốp bên trong. Nếu ấn mạnh ngón tay, miếng mút xốp sẽ xẹp và trở lại hình dạng ban đầu.

              

6 Kính chắn gió

Kính bằng nhựa dẻo, chịu được va đập. Mặt kính phải sáng, trong suốt, nên đội thử và để mắt nhìn qua kính khoảng 10 đến 15 phút để kiểm tra tính khúc xạ( chọn mua kính không có khúc xạ để tránh bị tật cận thị).
 Gốc nhìn:
Góc nhìn phải và góc nhìn trái của nón không làm hạn chế tầm nhìn bình thường khi đội nón bảo hiểm vào.



Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

TP.Hồ Chí Minh phát hiện 3 cơ sở làm giả Nón Sơn

Ngày 29/10, Đội Quản lý thị trường (QLTT) 4A , Chi cục QLTT TP.Hồ Chí Minh, cùng với lực lượng công an kiểm tra đồng loạt 3 cơ sở làm giả Nón Sơn quy mô lớn tại quận 6, 8 và 12 TP.Hồ Chí Minh. Tại Cơ sở Sản xuất Nón bảo hiểm Trí Liễu, địa chỉ 242/29 đường An Dương Vương, quận 6, đoàn kiểm tra đã lập biên bản và tạm giữ 1.500 nón bảo hiểm làm giả nhãn hiệu Nón Sơn - đã đăng ký độc quyền sở hữu công nghiệp về kiểu dáng và chất lượng của Công ty TNHH Thời trang Nón Sơn.


Tại Cơ sở Tấn Lộc - chuyên sản xuất nón bảo hiểm, địa chỉ số 60/1 đường An Dương Vương, phường 6, quận 8 - số lượng nón bảo hiểm làm giả Nón Sơn bị phát hiện và tạm giữ hơn 1.500 chiếc.
Còn tại ở Cơ sở Như Ý, địa chỉ số 56 đường Đông Thuận Hưng, phường Đông Thuận Hưng, quận 12, số lượng nón bảo hiểm thành phẩm giả Nón Sơn (chưa kiểm đếm hết) số lượng không dưới 1.000 chiếc.
Đại diện đoàn kiểm tra cho biết, chủ của ba cơ sở nêu trên bước đầu đã thừa nhận hành vi sản xuất nón bảo hiểm có kiểu dáng, mẫu mã giống Nón Sơn và ký vào biên bản được lập tại hiện trường.

        

Ông Nguyễn Ngọc Tý - Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Thời trang Nón Sơn - cho biết: Để bắt được tận tay ba cơ sở làm giả Nón Sơn nêu trên, chúng tôi đã mất nhiều thời gian theo dõi và đem mẫu hàng giả gửi đến Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) nhờ giám định. Kết quả giám định, sản phẩm của ba cơ sở này đều vi phạm nghiêm trọng về kiểu dáng của Nón Sơn, gây thiệt hại lớn cho công ty. Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) kiểm nghiệm và kết luận: Mũ bảo hiểm của Cơ sở Tấn Lộc thể hiện sự xâm phạm bản quyền đối với kiểu dáng công nghiệp “Mũ bảo hiểm” đang được pháp luật bảo hộ cho Công ty TNHH Thời trang Nón Sơn.
Ngày 30/10, đoàn kiểm tra tiếp tục kiểm đếm tang vật, thiết bị và nguyên liệu dùng để sản xuất nón bảo hiểm đồng thời lập biên bản xử lý.   



Gần 2.000 cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm vi phạm

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, từ ngày 25/2/2013 đến 30/4/2013, các Chi cục Quản lý thị trường đồng loạt ra quân kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh MBH, mũ nhựa có kiểu dáng giống MBH trên địa bàn cả nước.
TPO - Đến ngày 30/4/2013, lực lượng quản lý thị trường kiểm tra 3.672 vụ, phát hiện 1.776 cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm (MBH) vi phạm hành chính, tịch thu, tạm giữ 53.836 chiếc, tổng số tiền xử phạt 873,13 triệu đồng.

Mục đích nhằm đánh giá kết quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm sản xuất kinh doanh mũ bảo hiểm và triển khai giải pháp cụ thể công tác kiểm tra, kiểm soát mặt hàng MBH, các loại mũ có kiểu dáng giống MBH là hàng giả, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng giai đoạn tiếp theo.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, từ ngày 25/2/2013 đến 30/4/2013, các Chi cục Quản lý thị trường đồng loạt ra quân kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh MBH, mũ nhựa có kiểu dáng giống MBH trên địa bàn cả nước.
Theo ông Trần Hùng, Phó cục trưởng Quản lý thị trường, Cục này trực tiếp chỉ đạo, phối hợp thực hiện kiểm tra một số địa bàn nóng về kinh doanh MBH như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng.

Tính đến ngày 30/4/2013, lực lượng quản lý thị trường kiểm tra 3.672 vụ, phát hiện 1.776 cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính; tịch thu, tạm giữ 53.836 chiếc; tổng số tiền xử phạt 873,13 triệu đồng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho biết, thời gian gần đây, tình trạng sản xuất, buôn bán MBH giả, nhập lậu và không bảo đảm chất lượng vẫn chưa được chú ý kiểm tra, ngăn chặn.
“Đáng lo ngại là những loại mũ nhựa có kiểu dáng bên ngoài giống MBH tràn lan trên thị trường, đang được nhiều người sử dụng khi tham gia giao thông, chưa được xử lý nghiêm, đang tiềm ẩn nguy cơ thương vong cao cho người tham gia giao thông khi sử dụng loại MBH này”, ông Tú nói.
Đẩy mạnh kiểm tra, xử lý
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, để nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy định pháp luật về sản xuất kinh doanh và sử dụng MBH cho người đi mô tô, xe máy, xe đạp máy, đồng thời xử lý triệt để những vi phạm trong sản xuất, kinh doanh MBH, ngăn chặn các loại MBH giả, nhập trên thị trường, Ủy ban ATGT Quốc gia, với vai trò cơ quan liên ngành trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đã phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ KH&CN, Bộ GTVT triển khai chiến dịch tuyên truyền và triển khai đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng MBH giả cho người đi mô tô, xe máy, xe đạp máy.

            

Ông Hiệp cho biết, Ủy ban ATGT Quốc gia khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nón bảo hiểm tham gia chương trình này. Thông qua việc đổi MBH tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các loại MBH đạt chất lượng. Thu hồi mũ không phải MBH, mũ kém chất lượng để tiêu hủy, đồng thời tạo điều kiện cho người nghèo, thu nhập thấp có thể trang bị cho mình MBH đạt chất lượng.
Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức, ý thức của người dân, cac đơn vị sản xuất, kinh doanh các loại MBH trong việc kinh doanh, sử dụng các loại MBH đảm bảo chất lượng.



Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Mũ bảo hiểm Nón Sơn liên tục bị làm giả

(CATP) Phát hiện một cơ sở sản xuất linh kiện nón bảo hiểm tại số 54A Lương Minh Nguyệt (P.Tân Thới Hòa, Q.Tân Phú) xuất hàng nhưng không có bảng hiệu bên ngoài.
Đoàn kiểm tra gồm Đội quản lý thị trường 5A phối hợp cùng Đội quản lý thị trường Q.Tân Phú, Công an phường Tân Thới Hòa ập vào kiểm tra lúc 17 giờ chiều 21-1-2015. Tại hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện nhiều thùng linh kiện nón bảo hiểm như quai đeo, kính, xốp...

Xem thêm: 
                 
Khi lực lượng chức năng yêu cầu kiểm tra nhà kho (đối diện cơ sở, số 37, Lương Minh Nguyệt), các nhân viên của cơ sở này chỉ đồng ý mở cổng nhưng không bật đèn khiến công tác kiểm tra gặp nhiều khó khăn. Đến rạng sáng 22-1, việc kiểm tra mới hoàn tất. Hàng chục thùng linh kiện đã bị thu giữ để làm rõ. Theo một nhân viên Công ty Nón Sơn, các linh kiện tại đây như khuôn mẫu, vỏ nhựa... có nhiều điểm tương đồng với nhãn hiệu Nón Sơn.
Cũng trong sáng  21-1, khi kiểm tra nhà phân phối mũ bảo hiểm Trọng Liễu (thị xã Buôn Hồ, huyện Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk), Đoàn Kiểm tra liên ngành 389 phát hiện gần 500 mũ bảo hiểm giả thương hiệu Nón Sơn. Theo chia sẻ của ông Trần Nguyễn Đức - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk, toàn bộ số mũ bảo hiểm quảng cáo vi phạm quyền sở hữu công nghiệp nói trên do cơ sở Trọng Liễu nhập từ Công ty TNHH Sản xuất nhựa Phát Thành (tại 98 Lũy Bán Bích, phường Tân Thái Hòa, quận Tân Phú). Vì thế, tại thời điểm kiểm tra, cơ sở này không xuất trình được hóa đơn chứng từ, các thủ tục đăng ký kiểm chứng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa của sản phẩm.

Trong thời gian gần đây, MBH của Cty TNHH Nón Sơn liên tục bị làm giả. Mong rằng cơ quan chức năng sẽ tìm ra những biện pháp thật sự hiệu quả và đủ nghiêm khắc để hạn chế tình trạng hàng giả, hàng nhái đang hoành hành trên cả nước.


Tạm giữ khoảng 3.000 mũ bảo hiểm nhái kiểu dáng thương hiệu Nón Sơn

(VietQ.vn) - Hàng ngàn mũ bảo giả mạo thương hiệu, không chứng nhận hợp quy, kém chất lượng… vừa bị lực lượng chức năng phát hiện. Đặc biệt, có những cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm bị lập biên bản xử lý vi phạm nhiều lần.
Ngày 30/10, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM cho biết, vừa qua các đội QLTT đã đồng loạt kiểm tra nhiều đơn vị sản xuất mũ bảo hiểm trên địa bàn thành phố và phát hiện hàng ngàn sản phẩm có dấu hiệu giả mạo thương hiệu nổi tiếng, kém chất lượng. Bước đầu, lực lượng chức năng tạm giữ khoảng 3.000 sản phẩm mũ bảo hiểm (MBH) của hai cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm Tấn Lộc và Trí Liễu (đường An Dương Vương, quận 8) để giám định chất lượng, làm rõ vi phạm xâm phạm kiểu dáng công nghiệp mũ bảo hiểm nón Sơn.

Trước đó, nhằm chấn chỉnh thị trường sản xuất nón bảo hiểm, Chi Cục QLTT TP.HCM đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm (MBH) hiệu Napoli trụ sở nằm trên đường Trịnh Đình Trọng (phường Phú Trung, quận Tân Phú) do bà Nguyễn Thị Sóng làm chủ.
Theo đó, cơ sở sản xuất MBH Sóng Hùng của bà Sóng bị lực lượng QLTT phạt gần 38 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện chứng nhận hợp quy trong sản xuất MBH. Bên cạnh đó, Chi cục QLTT TP.HCM còn buộc tiêu hủy toàn bộ MBH không thực hiện công bố hợp quy gồm gần 500 chiếc MBH hiệu Napoli kiểu N012.
Bên cạnh đó, Chi cục QLTT TP.HCM cũng ra quyết định xử phạt hành chính 27 triệu đồng, đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm 2 tháng đối với Công ty TNHH MTV đầu tư và Phát triển công nghệ Sơn Tùng, chuyên kinh doanh MBH (đóng tại đường DC11, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú) về hành vi sản xuất sản phẩm, hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, gia công hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo, không có hợp đồng gia công theo quy định. Lực lượng chức năng đã thu hồi nhiều sản phẩm vi phạm, trong đó có 55 chiếc MBH hiệu VP Bank và Honda Thành Phát.

Xem thêm: 

Theo đại diện QLTT TP.HCM, vi phạm phổ biến trong sản xuất MBH là việc DN chỉ chứng nhận hợp quy một số mẫu sau đó làm hàng loạt, sản phẩm không đạt chất lượng, hàng giả… Có những thương hiệu MBH bị lập biên bản xử phạt vì vi phạm quá nhiều lần. Điển hình là MBH Napoli, không chỉ lần này mới bị xử phạt hành chính gần 38 triệu đồng mà trước đó, đơn vị này có mẫu không đạt chất lượng 6 lần tại TP Hà Nội, TP.HCM, Vĩnh Long, An Giang, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Dù lực lượng chức năng đã cố gắng để lập lại trật tự trên thị trường MBH nhưng dường như chỉ như muối bỏ bể... Cơ chế xử phạt không đủ tính răn đe nên những cơ sản xuất MBH vẫn vi phạm.     

Thu giữ hàng nghìn mũ bảo hiểm nhái thương hiệu nón sơn

Ngày 29/10, Đội Quản lý thị trường (QLTT) 4A, Chi cục QLTT TP. HCM, cùng với lực lượng công an kiểm tra đồng loạt 3 cơ sở làm giả Nón Sơn quy mô lớn tại quận 6, 8 và 12 TP.HCM và phát hiện với số lượng cực lớn.
Tại Cơ sở Tấn Lộc chuyên sản xuất nón bảo hiểm (60/1 đường An Dương Vương, phường 6, quận 8) đoàn kiểm tra lập biên bản và tạm giữ hơn 1500 chiếc nón bảo hiểm làm nhái nhãn hiệu của Nón Sơn.

Cơ sở Như Ý (56 Đông Thuận Hưng, phường Đông Thuận Hưng, quận 12) nón bảo hiểm thành phẩm giả Nón Sơn chưa kiểm đếm hết không dưới 1000 chiếc.
Tại Cơ sở Sản xuất Nón bảo hiểm Trí Liễu (242/29 đường An Dương Vương, quận 6) hơn 1500 chiếc nón bảo hiểm làm giả nhãn hiệu Nón Sơn đã được đăng ký độc quyền sở hữu công nghiệp về kiểu dáng và chất lượng của Công ty TNHH Thời trang Nón Sơn cũng đã bị lập biên bản tạm giữ.
Tại 3 cơ sở này, ngoài nón bảo hiểm thành phẩm, hàng tấn nguyên liệu dùng để sản xuất nón bảo hiểm nhái Nón Sơn và thiết bị cũng đã được lập biên bản.
Ngày 30-10, đoàn kiểm tra tiếp tục kiểm đếm tang vật, thiết bị và nguyên liệu dùng để sản xuất nón bảo hiểm đồng thời lập biên bản để tiếp tục xử lý.

        

Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Thời trang Nón Sơn - Nguyễn Ngọc Tý cho biết, ba cơ sở nêu trên bị kiểm tra đồng loạt khi công ty cắt cử nhân viên điều tra nhiều tháng liền. Chúng tôi đem các loại nón bảo hiểm do ba cơ sở này sản xuất gửi đến Bộ Khoa học và Công nghệ nhờ giám định. Kết quả giám định, sản phẩm của ba cơ sở này đều vi phạm  về kiểu dáng của Nón Sơn rất nghiêm trọng.
Đơn cử, Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) kiểm nghiệm và kết luận: Mũ bảo hiểm chính hãng của Cơ sở Tấn Lộc thể hiện sự xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp “Mũ bảo hiểm” đang được pháp luật bảo hộ cho Công ty TNHH Thời Trang Nón Sơn.


Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về đội mũ bảo hiểm

Ngày 28 tháng 4 năm 2008 Bộ Khoa học Công nghệ ban hành Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy có số hiệu QCVN 2:2008/BKHCN. Theo quy chuẩn này: mũ bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ phải có cấu tạo cơ bản theo 3 kiểu dáng: mũ che nửa đầu (bảo vệ phần đầu phía trên của người đội); che cả đầu và tai (bảo vệ phần trên của đầu, vùng chẩm và tai); che cả đầu, tai và hàm (bảo vệ phần trên của đầu, vùng chẩm, tai, cằm). Cụ thể, cấu tạo cơ bản của mũ đạt “chuẩn” phải có các bộ phận sau: vỏ mũ, lớp đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ), quai đeo. Mũ phải được sản xuất bằng các vật liệu không gây hại đến da và tóc của người sử dụng.

Đối với loại che cả đầu, tai và hàm, khối lượng của mũ, kể cả các bộ phận kèm theo, không được lớn hơn 1,5kg (đối với mũ cỡ lớn), 1,2kg (đối với mũ cỡ trung và nhỏ). Đối với loại che cả đầu, tai và loại che nửa đầu là 1kg (mũ cỡ lớn), 0,8kg (mũ cỡ trung và cỡ nhỏ); đồng thời các loại mũ bảo hiểm sản xuất phải có chu vi vòng đầu từ 500-520 mm. Bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận lắp vào mũ phải nhẵn, không có vết nứt, không có gờ và cạnh sắc. Không được sử dụng đinh tán, bu lông, đai ốc, khoá quai đeo có các gờ và cạnh nhọn, sắc. Đầu đinh tán, bu lông không được cao hơn 2mm so với bề mặt phía ngoài của vỏ mũ…


Theo tiêu chuẩn Việt Nam và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm, không có khái niệm mũ bảo hiểm cách điệu, cũng không quy định về kiểu dáng bắt buộc áp dụng. Các loại mũ bảo hiểm chỉ được lưu hành khi đã thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn, công bố hợp quy (bắt buộc áp dụng từ 15.11.2008). Vì vậy, chỉ những mũ bảo hiểm thời trang cách điệu không được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo quy định mới không được phép lưu hành.
                
Thông tin chi tiết về Quyết định này xem tại website: luatvietnam.vn



Siết chặt quản lý sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm

Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông, trong đó có quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông được nhân dân đồng tình ủng hộ và thực hiện. Kết quả đã góp phần quan trọng vào việc giảm thiểu số người chết và chấn thương do tai nạn giao thông.

Trên thị trường xuất hiện nhiều loại mũ bảo hiểm giả; mũ bảo hiểm màu sắc, kiểu dáng không đúng quy định, chất lượng kém, không đáp ứng yêu cầu bảo vệ người sử dụng. Đặc biệt, việc sử dụng các loại mũ bảo hiểm này làm tăng đáng kể số người chết và bị thương trong các vụ tai nạn giao thông.

Để chấn chỉnh tình trạng trên, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao hiểu biết, ý thức của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hộ kinh doanh mũ bảo hiểm trong việc nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm.
Xử lý nghiêm việc sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm không bảo đảm chất lượng, có nguồn gốc không rõ ràng; vì lợi nhuận mà làm ảnh hưởng đến sự an toàn của người sử dụng.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức đoàn thể và các cơ quan truyền thông tổ chức các đợt tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm đúng quy chuẩn, có nguồn gốc rõ ràng; không đội mũ bảo hiểm một cách hình thức, đối phó.


Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp có trách nhiệm tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động gương mẫu chấp hành các quy định về sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải có biện pháp tăng cường quản lý chất lượng mũ bảo hiểm sử dụng cho người đi môtô, xe gắn máy khi tham gia giao thông, nhất là đối với việc sản xuất, kinh doanh và dán tem, nhãn.
Bộ Công Thương chủ trì việc chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tăng cường công tác quản lý thị trường, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm theo quy định. Khẩn trương xây dựng và tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

          

Bộ Công an chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các lực lượng chức năng trực thuộc thực hiện việc kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm giả, nhập lậu, mũ bảo hiểm không đúng quy định, không đảm bảo chất lượng. Có biện pháp xử lý ngay việc bày bán mũ bảohiểm tràn lan trên các đường giao thông, hè phố, gây cản trở giao thông và thiếu mỹ quan./.


Recent

Comments

 
 
Blogger Templates